Sự trân trọng giữ gìn các giá trị truyền thống của dân, thái độ phê phán quyết liệt đối với một bộ phận trí thức Tây học dị hợm, vong bản.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 32 - 42)

phê phán quyết liệt đối với một bộ phận trí thức Tây học dị hợm, vong bản.

Trong các khuynh hướng phát triển của văn học đầu thế kỷ XX, nổi lên khuynh hướng phê phán hiện thực xã hội. Ở lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn là những tác phẩm đầu tiên khơi dòng khuynh hướng này. Khi kịch nói phát triển, khuynh hướng phê phán xã hội cũng từng bước hình thành và phát triển song hành với các khuynh hướng khác. Các nhà viết kịch đã đưa lên sân khấu những tình cảnh lam lũ, lụt lội, đói kém, lưu vong nơi đất khách quê người của người nông dân, cùng những cảnh xa hoa, phè phỡn của đám quan lại, thượng lưu, sự lố bịch của tấng lớp tư sản, thị dân mới, sự ngu dốt, khôi hài của những dân biểu bù nhìn ...trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Những vở kịch mở đầu cho khuynh hướng này là: Một nhà bị lụt, (không rõ tác giả),

Nghị Ngốc của Trương Ái Chủng, Toà án âm phủ, Một người thừa, Bạn và vợ… của Nguyễn Hữu Kim, Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Tình hối của Nguyễn Từ Sơn, Toa toa, moa moa, Kẻ ăn mắm, người khát nước của Trung Tín, Chàng NgốcÔng Tây An Nam của Nam Xương…

Với Chàng Ngốc, Ông Tây An Nam, và sau này là vở kịch vui Tội ăn cắp, Nam Xương đều chọn bối cảnh là các gia đình thành thị. Một điều đáng chú ý là các nhà viết kịch ở thời kỳ đầu của kịch nói Việt Nam (giai đoạn 1920 - 1930), phần lớn đều dựng kịch từ đề tài gia đình, bởi họ thấy được những biến động lớn của xã hội, những xung đột giữa các giá trị truyền thống và hiện đại đều tác động và phá vỡ các quan hệ giữa người với người ngay từ đơn vị nhỏ nhất của nó là gia đình. Thêm nữa, với người Việt, gia đình là một trọng ba thành tố của kết cấu Nhà – Làng - Nước làm nên một cộng đồng dân

tức là phá vỡ các quan hệ xã hội bền vững nhất, là nguyên nhân khiến cho xã hội bị khuynh đảo. Sự phá vỡ ấy diễn ra trước hết và tập trung ở khu vực đô thị, nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình biến đổi xã hội về mọi mặt.

Với các vở kịch này, soi chiếu ở góc nhìn hiện thực, ta bắt gặp những tình cảnh, những nhân vật rất tiêu biểu làm nên một phần diện mạo của xã hội đương thời. Đó là một xã hội đa dạng về các hình thức sinh hoạt: sinh hoạt gia đình với những nề nếp gia phong chịu ảnh hưởng sâu sắc của lễ giáo phong kiến, xen lẫn với những kiểu sinh hoạt xã hội đang được hiện đại hoá theo xu hướng dân chủ (hội họp, tổ chức ca nhạc, bán vé làm từ thiện…); đa dạng về các loại hình nghề nghiệp, kéo theo sự đa dạng về thành phần nhân vật: tầng lớp thị dân (Sỉn ông, Sỉn bà, Cưu ông, Cưu bà), thanh niên, sinh viên (cô Cỏn, Tình sinh, Kim Ninh), trí thức cũ (cụ Huấn), trí thức mới (cử Lân, tham Tứ, Đại phong tiên sinh), cậu ấm ở nông thôn (Ngốc sinh), bà mối “kinh doanh hôn nhân” (bà Tư Sùng), người làm thuê (Khiếu, Bộc)…Sự đa dạng về các hình thức sinh hoạt và loại hình nghề nghiệp làm nên sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội bộc lộ trong không gian gia đình. Trong Chàng Ngốc, đó là gia đình Sỉn ông, với một ông chủ keo kiệt bủn xỉn, tham tiền, muốn bằng mọi cách để thu lợi, bất chấp cả hạnh phúc và tương lai con cái; một bà chủ quê mùa chất phác, thương con nhưng bất lực như bất cứ người mẹ nào trong các gia đình theo lễ giáo phong kiến; một cô con gái tân thời biết đấu tranh cho tình yêu chân chính. Trong Ông Tây An Nam, đó là gia đình Cưu ông, với một người con Tây hoá, nhất quyết chối bỏ nguồn gốc của mình, một người cha ham danh giá. Trong Tội ăn cắp, đó là một gia đình trí thức bình dân, nhưng người vợ theo đòi việc chăm lo sắc đẹp đến mức khinh rẻ và xúc phạm người đầy tớ chỉ vì chuyện cỏn con, người chồng có học nhưng nhu nhược…Cùng những nhân vật khác, mỗi nhân vật có một mục đích khác nhau - cao cả hoặc thấp hèn - và các hành động thực hiện mục đích của mình.

Từ những không gian gia đình với những mối quan hệ xã hội phức tạp ấy, Nam Xương đã nhìn ra sự mâu thuẫn đến mức xung đột giữa các hệ giá trị, nhìn ra những kiểu người khác nhau, và xã hội Việt Nam đương thời hiện lên khá rõ nét với sự phức tạp của nó. Một xã hội mà các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống lâu đời đang bị thách thức và mai một bởi những giá trị từ phương Tây ồ ạt đổ vào, làm cho suy thoái. Theo cách nói của người đương thời, đó là thời mà “phong hoá suy đồi, luân thường đảo ngược”. Hình ảnh của xã hội đương thời biểu hiện trong thế giới nhân vật của Nam Xương được chia thành 2 tuyến mang tính cách văn hoá xung đột với nhau. Một bên là những người hoặc vẫn nguyên vẹn cốt cách người Việt hoặc thức thời nhưng vẫn giữ nề nếp văn hoá Việt, đó là: cô Cỏn, Sỉn bà (Chàng Ngốc) Kim Ninh, tham Tứ, cụ Huấn, Cưu bà (Ông Tây An Nam). Một bên là những người thực dụng, tham tiền bạc của như Sỉn ông, (Chàng Ngốc), hoặc ham danh giá, học đòi chạy theo văn minh ngoại lai như Cưu ông, cử Lân, Khiếu (Ông Tây An Nam), cô Tú Anh (Tội ăn cắp); hoặc lưu manh, đạo đức giả như Đại Phong, Tư Sùng (Chàng Ngốc).

Ở tuyến thứ nhất có các nhân vật ở những giai tầng khác nhau, cụ thể là: cô Cỏn, Tình sinh, Kim Ninh, tham Tứ là những thanh niên đã học qua trường lớp của Pháp, thông thạo ngôn ngữ và văn hoá Pháp; cụ Huấn thuộc tầng lớp nho học, nhưng thích nghi với thời cuộc. Sỉn bà, Cưu bà thuộc tầng lớp bình dân, chất phác, thuần Việt. Nhưng tất cả đều có chung một tư tưởng: coi trọng văn hoá, đạo lý truyền thống. Tư tưởng ấy bộc lộ trong lời nói, hành động kịch của họ.

Kim Ninh là con gái Cưu ông – Cưu bà, được ăn học theo trường Tây, thuộc lớp phụ nữ mới lúc bấy giờ, ăn mặc tân thời, chơi quần vợt. Nhìn bề ngoài thì cô cũng như các thanh niên cùng thời khác, dễ bị xem là chạy theo xu hướng vọng ngoại. Nhưng Kim Ninh là hình ảnh đẹp của một lớp phụ nữ

tiếng Pháp, khiến cho cử Lân kinh ngạc, nhưng trong cả vở kịch, cô chỉ nói một câu tiếng Pháp đầy kiêu hãnh: “Oui, Monsieur, je suis Annamite” (Vâng, thưa ông, tôi là người An nam!). Cô là người duy nhất buộc cử Lân phải nói tiếng Việt, cho dù y nhất mực từ chối xuất xứ Việt của mình trước cả cha mẹ mình, buộc cử Lân phải nói ra lý do vì sao y “Tây hoá”. Và mặc dù được cử Lân yêu say đắm, gia đình vun vào, nhưng bằng lý lẽ của mình, cô làm cho cử Lân phải nói ra quan niệm luyến ái đi ngược lại truyền thống đạo lý dân tộc, khiến cho hai bên gia đình không thể ép buộc được hôn nhân của cô, đồng thời bảo vệ được tình yêu của mình với tham Tứ.

Cũng như Kim Ninh, cô Cỏn là cô gái tân thời, được học hành, biết ăn mặc hợp thời trang, và cũng rất ý thức về quyền tự do cá nhân, quyền bình đẳng nam nữ. Cô nói với mẹ mình “Đã đành là phận chữ tòng, nhưng theo chồng cũng phải mà thôi chứ cái gì cũng theo ư? Vả chăng đời bây giờ nam nữ bình quyền, đàn ông không thể giữ quyền độc đoán được. ”(cảnh 2 hồi 2 –

Chàng Ngốc). Ý thức về quyền tự do cá nhân, cô quyết liệt đấu tranh để được yêu và lấy người mình yêu.

Một trí thức kiểu mới là tham Tứ, học trường Tây, làm công chức nhà nước, nhưng vẫn một lòng trân trọng truyền thống đạo lý văn hoá dân tộc. Biết cử Lân về nước, tham Tứ cùng cụ Huấn đến khuyên Cưu ông làm sao cho cử Lân trở thành người có ích cho dân cho nước. Tham Tứ nói với Cưu ông: “Con thì chỉ mong cho anh con ra làm quan ngay, nhưng làm quan mà không coi nghề quan như một nghề buôn bán. Dù khi ra có xuất vốn hàng nghìn mà lúc làm cha mẹ dân không nỡ thu của dân từng đồng xu đồng kẽm”, “cố công mà nắm đuôi mối lợi, nhưng nắm bao nhiêu nên hưởng lấy một mình, hay cho bớt đồng bào khó đói, chớ vô tình mà vét vàng hầu bao dân Việt đem đổ vào túi đẫy thằng Ngô”. (cảnh 1, hồi 1 – Ông Tây An Nam). Vậy là ngay từ đầu vở, Nam Xương đã xây dựng nhân vật tham Tứ với tư tưởng vì dân vì nước, đối lập với cử Lân.

Cụ Huấn là hình ảnh trí thức nho học ở buổi giao thời, đã thích nghi với xã hội mới trên cơ sở sự gạn lọc những giá trị của nó, đồng thời kiên định tinh thần dân tộc. Cụ Huấn khuyên Cưu ông làm sao cho cử Lân “là người biết hấp thụ không khí văn minh bên Pháp, luyện đúc tài năng để về ứng dụng cho xã hội nước nhà, không phải là người hám theo đuôi mối lợi mà tiêu ma mất học thức mình đi”(cảnh 1, hồi 1 – Ông Tây An Nam). Khi gặp cử Lân, thấy y huênh hoang, vong bản, cụ bất bình, chỉ cho cử Lân sự ngu dốt của y khiến y bẽ mặt.

Sỉn bà, Cưu bà là những nhân vật điển hình của những người phụ nữ thuần khiết. Sống bên cạnh những ông chồng ham danh lợi, trong một xã hội đang đảo lộn các giá trị, nhưng các bà vẫn giữ được những nét chân thực, chất phác của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, coi trọng lễ nghĩa gia phong. Ở tuyến thứ hai, đối lập với tuyến thứ nhất, là tập hợp những nhân vật mà Nam Xương muốn đả kích, phê phán. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho sự tha hoá, xa rời thuần phong mỹ tục cùng các giá trị truyền thống của dân tộc trong xã hội đương thời. Trước hết là nhân vật Cưu ông . Từ cách ăn mặc, đến lời nói, hành vi đều thể hiện sự phô trương, tôn sùng danh lợi. Cưu ông mặc đồ ta nhưng rất sang, ở trong một ngôi nhà có đồ đạc cổ nhưng bầy biện theo lối nhà quan, có đủ cả hoành phi, câu đối, đôn, lo, tủ chè, sập gụ, ảnh phóng đại đeo bài ngà, hòm bằng sắc…Ngay ở câu thoại thứ hai đã khẳng định là “chỉ nay mai là tôi lo cho cháu ra Tri phủ”. Mặc cho cụ Huấn và Tham Tứ khuyên răn, Cưu ông vẫn chăm chăm ý định ấy, lại còn tỏ ra khinh miệt những người đã khuyên mình. Y nói: “Thôi tôi van các tiên sinh hãy mang cái cao thượng mà cút đi, nó nói hoắc cái tai này lắm. Cụ Huấn có muốn không gả con gái cho tôi nữa thì đừng, nó ra làm quan thiếu giống. Ông Tham tiên sinh có không chịu làm bạn với con tôi nữa tôi cũng càng may! Nhà tôi từ nay chả thiếu gì khách, mà khách tri phủ, tri huyện chứ khổ như tiên sinh ấy chăng?”(cảnh 2, hồi 1 – Ông Tây An Nam). Mặc dù nhận ra thằng con đã trở

kéo y, dự định mua cho y chức tri phủ để tiến thân trên con đường công danh, gia đình dòng họ cũng nhờ thế mà vẻ vang.

Khiếu là đầy tớ của cử Lân, nhờ theo cử Lân sang Pháp, học được tiếng Pháp “bồi”, vì cử Lân không chịu nói tiếng An nam nên y trở thành “thông dịch bất dắc dĩ”, được Cưu ông Cưu bà gọi là “thầy thông”. Nếu như cử Lân nói tiếng Pháp chuẩn vì lý do mình đã “Tây hoá” hoàn toàn, thì Khiếu từ đầu chí cuối chỉ nói rặt một loại tiếng Tây bồi rất tức cười. Nhưng y thường xuyên lên giọng giảng giải cho người nhà cử Lân về văn minh, về đạo lý của Tây, lại lươn lẹo, hay cãi cho cử Lân. Khiếu là cái đuôi của cử Lân, nhất cử nhất động theo thầy, tung hô, tán dương lời nói, hành vi của Lân, có lúc bị Lân chửi mắng xúc phạm đã vùng vằng phản ứng, nhưng rồi vẫn cúc cung phục vụ, bởi vì Lân hứa cho thêm tiền. Khiếu là nhân vật phụ nhưng khá ấn tượng, làm rõ thêm hình ảnh của “Ông Tây An Nam” cử Lân.

Bên cạnh Cưu ông nửa tây nửa ta, ham danh giá, Nam Xương còn xây dựng một Sỉn ông (trong Chàng Ngốc) cổ hủ, tham tiền một cách vô lối, một Sỉn ông cứ mở miệng là nói đến tiền. Dường như tiền là lẽ sống, là mục đích tồn tại của ông ta. Sỉn ông vì muốn có nhiều tiền mà bất chấp cả tương lai, hạnh phúc của cô con gái độc nhất của mình. Sỉn ông cũng là một người độc đoán gia trưởng. Bản chất của Sỉn ông bộc lộ trong câu nói gắt khi Sỉn bà phản đối chuyện mối lái cho cô gái mình lấy Ngốc sinh: “Việc ở tôi hết, không phải tại người ta. Bà cứ dả dông đến người ta thì tôi gọi văng Ngốc sinh đến chồng tiền gắn phắt ngay con gái, thế là chẳng cần mối lái cưới xin gì cả.” (cảnh 3, hồi 1 – Chàng Ngốc)

Nam Xương đã thể hiện sự tinh tế của mình khi quan sát và chỉ ra những kiểu người như là sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt là ông đã rất tinh tường khi nhìn ra những kiểu “dị dạng” (như Ngốc sinh, Đại Phong, Tư Sùng) đang tồn tại trong thời buổi “hỗn canh hỗn cư”. Ngốc sinh là kẻ ngốc, lại ít học, được Tư Sùng - một bà mối xảo trá, trục lợi, và Đại Phong

- một văn sĩ, trí thức rởm “giật dây” nên có những hành động ngốc nghếch đáng cười. Tư Sùng nhận lời cả gia đình Sỉn ông và Ngốc, tác thành cho Ngốc và cô Cỏn. Bà ta cố gắng mối manh cho bằng được, không phải vì hạnh phúc của hai cô cậu, mà bởi vì ngoài 200 đồng tiền công, bà ta ăn bớt được những 1000 đồng từ khoản tiền 6000 đồng Ngốc sinh nạp lễ cho Sỉn ông. Vì khoản tiền lớn ấy, bà ta bất chấp sự khập khiễng về tình cảm, trí tuệ giữa Ngốc sinh và cô Cỏn, xui Ngốc sinh liên tục nói dối, rồi lại lấp liếm xí xoá khi bị phát hiện. Khi Tình sinh đề nghị làm mối cho đám của mình, Tư Sùng lại từ chối Ngốc sinh, quay sang nhận giúp Tình sinh, bởi vì đám này ăn chắc hơn.

Có thể nói, qua hài kịch của Nam Xương, ta thấy hiện lên những hình ảnh sống động về hiện thực xã hội. Những quan hệ xã hội vốn khá bền chặt trong lễ giáo phương Đông đang bị thách thức bởi sức mạnh của đồng tiền, những con người thuần khiết trọng lễ giáo luôn đối mặt với thách thức phải thay đổi để thích ứng, và trong cộng đồng nảy sinh những xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Sản phẩm của sự xung đột ấy là sự biến đổi các hệ giá trị, và xuất hiện những kiểu người mới, có tích cực, có tiêu cực. Nếu xã hội mới sinh ra những thanh niên tân thời, có ý thức cá nhân và biết đấu tranh cho hạnh phúc cá nhân, như Kim Ninh, Tham Tứ, cô Cỏn, Tình sinh, …thì cũng sinh ra những kiểu người quái dị như cử Lân, Đại Phong, Tư Sùng, Sỉn ông, Cưu ông, Khiếu, Tua Rua…

Một trong những kiểu người như là sản phẩm của xã hội “hỗn canh hỗn cư” là một bộ phận trí thức Tây học dị hợm, vong bản. Trước Nam Xương, Nguyễn Hữu Kim có vở Một người thừa cùng chủ đề với Ông Tây An Nam, nhằm đả kích, phê phán bọn thanh niên con nhà giàu, có tiền du học, có được chút ít kiến thức văn minh Âu châu, trở nên coi thường dân tộc mình, đồng bào mình. Một người thừa kể lại những điều lố bịch của cậu Tú Tây, sau khi đem một mớ kiến thức giáo điều ở trường Tây về nước, đã khinh miệt người nhà mình. Y chê vợ ăn trầu là man rợ, bắt luộc chín cho hợp vệ sinh, bắt vợ từ

nhảy đầm…Nhưng phải đến Ông Tây An Nam của Nam Xương, với cái nhìn sâu sắc về xã hội và con người của ông, sự vong bản đến mức tha hoá của tầng lớp

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 32 - 42)