Tư tưởng yêu nước và ý thức tự hào về dân tộc gửi gắm qua các truyện ngắn về đề tài lịch sử.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 68 - 76)

truyện ngắn về đề tài lịch sử.

Trong số 37 tác phẩm chúng tôi thống kê được, có 5 truyện được Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đề là “truyện dã sử” : Tráng sĩ Phù Đổng, Hoàng Trừu, Huyền Trân công chúa, Nguyễn Thị Lộ, Trên chòi Khâm Thiên. Dã sử là ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Khác với chính sử do nhà nước tổ chức hoặc các học giả biên soạn và ấn hành. Từ điển Tiếng Việt 1992 của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa “dã sử” là: “Lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử”. Nội dung có liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Theo cách hiểu trên đây thì Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã khai thác các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về các sự kiện, nhân vật lịch sử, rồi bằng năng lực văn chương của mình, ông viết lại, hư cấu thêm tình tiết, đưa chúng trở thành tác phẩm văn học hiện đại, như tiểu thuyết, kịch và truyện ngắn.

Ngoài 5 truyện ngắn kể trên, còn 2 truyện Giao Long SơnLưu Bình – Dương Lễ, tuy ông đề là “truyện ngắn” nhưng cũng lấy nhân vật, sự kiện lịch

đề tài lịch sử chiếm 19% tổng số truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc.

Là người chiến sĩ cách mạng, đấu tranh trên cả hai lĩnh vực - chính trị và nghệ thuật - nên các tác phẩm của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc nói chung, truyện ngắn về đề tài lịch sử nói riêng, luôn thấm đẫm tư tưởng yêu nước và ý thức tự hào về dân tộc. Trong hoàn cảnh của một người chiến sĩ tình báo, đóng vai trò là một trí thức làm việc trong bộ máy hành chính của kẻ địch, việc bày tỏ thái độ và tinh thần cách mạng qua văn chương thật không hề dễ dàng. Có lẽ đó là lý do mà Nguyễn Cát Ngạc lại có lựa chọn riêng của mình, đó là khéo léo chọn cách dùng “tích cũ” để gửi gắm ý chí, tình cảm với đất nước, với dân tộc. Hai tiểu thuyết Hùng VươngBách Việt, như ông nói, “Kẻ viết này dựa vào dã sử mà soạn ra, mong giúp đồng bào và các người yêu nước Việt Nam biết thêm tí chút về thời đại thượng cổ của nước nhà” (Lời nói đầu tiểu thuyết Bách Việt). Những truyện ngắn về đề tài lịch sử được ông dựng lại, về cơ bản thống nhất với những câu chuyện đã lưu truyền trong dân gian. Đó là chuyện nàng công chúa Trần Huyền Chân đi làm dâu Chiêm thành, chuyện Nguyễn Trãi theo Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, chuyện người tráng sĩ làng Phù Đổng giúp nước giết giặc Ân rồi hoá Thánh bay về trời, …Nhưng qua nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc, những câu chuyện dã sử ấy được hư cấu thêm về tình tiết, nhân vật được xây dựng với diện mạo, tâm lý, hành động cụ thể, sinh động, từ đó mang tải tư tưởng sáng tác của ông.

Thông qua việc dựng lại những câu chuyện vốn được lưu truyền một cách trân trọng trong lịch sử nước nhà, các truyện ngắn về đề tài lịch sử của ông là nơi chuyển tải một cách kín đáo và sâu sắc tư tưởng yêu nước, lòng tự hào tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Đó là tư tưởng chủ đạo, quán xuyến các truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Cát Ngạc. Để chuyển tải được tư tưởng ấy, ông xây dựng một

loạt nhân vật lịch sử theo kiểu nhân vật loại hình. Đó là Huyền Trân công chúa, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Thị Lộ, Phù Đổng,... Các nhân vật này, ở những mức độ khác nhau, đều là những người biết cống hiến và hi sinh cho đất nước, cho dân tộc. Công chúa Huyền Trân trong Huyền Trân công chúa, là con út của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tôn, em ruột vua Trần Anh Tôn. Thực hiện lời giao ước của cha mình với Thái tử Chế Mân, nàng lên đường vào làm dâu ở đất Chiêm Thành, rồi cũng vì danh dự, quyền lợi của triều đình vua cha và dân tộc mà nàng gạt nước mắt, từ biệt người mình yêu, quay về chấp nhận theo luật tục người Chiêm: hoặc chết thiêu theo chồng, hoặc tái giá với vua mới (Huyền Trân công chúa). Truyện được khai thác từ nguồn sử liệu, nhưng qua nghệ thuật truyện ngắn, Nguyễn Cát Ngạc đã tái hiện một không gian lịch sử khá đặc biệt, trong đó các nhân vật có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, xoay quanh ba rường cột lớn của lễ nghĩa Nho giáo: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. Theo một số sử liệu thì vì hai người có tư tình với nhau trong thời gian thuyền rong ruổi trên biển nên một năm mới về đến kinh thành Thăng Long. Nhưng Nguyễn Cát Ngạc lại đưa ra một kết thúc hoàn toàn khác: Thuyền của Trần Khắc Chung đón được Huyền Trân để tránh cái chết trên giàn thiêu, giong ra biển thì quân Chiêm đuổi theo, yêu cầu Huyền Trân quay về. Nghĩ đến hôn ước cha đã giao kết, nghĩ đến món quà sính lễ sẽ phải trả lại, và nghĩ đến hàng triệu sinh linh hai nước sẽ phải đổ máu nếu sự việc này sẽ khơi nguồn nên một cuộc chiến tranh, Huyền Trân đành dứt áo quay về Chiêm, khước từ tình yêu của Trần Khắc Chung. Trong lúc leo thang lên thuyền Chiêm, nàng xót xa thân phận mình, cảm thương Trần Khắc Chung nên luống cuống, xảy chân ngã xuống biển.

Nhà văn sử dụng lối kết thúc mở cho truyện: “Hơn một trăm thuỷ thủ từ các thuyền nhảy xuống vớt nàng. Trong sử hay dã sử không thấy nói có vớt được không, và xác nàng có phải chất lên đàn hoả thiêu không? Chỉ biết châu

Sau này nước ta còn nhiều phen tranh chiến với Chiêm, nhưng không phải vì Chiêm đòi hai châu đó. Hai châu Ô, Ri, người Chiêm coi là vĩnh viễn thuộc nước Việt Nam rồi”.

Nhà văn đồng thời là nhà viết kịch nổi tiếng đã chủ động chọn lối kết thúc của bi kịch cho câu chuyện này. Tuy vậy, việc để ngỏ cái chết của Huyền Trân lại không đem lại cảm giác bi luỵ cho người đọc. Bằng cách hướng người đọc đến trách nhiệm cao cả của Huyền Trân đối với nước, với dân mà hi sinh tình riêng, tác giả đã khéo léo xử lý các xung đột giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm xã hội của Huyền Trân, khiến cho câu chuyện bộc lộ rất rõ tư tưởng tác giả, đó là: cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng phải đặt trách nhiệm với đất nước, với nhân dân lên trên hết, bởi đó là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, cao cả nhất đối với con người yêu nước chân chính. Chính vì thế, nếu buộc phải có một lựa chọn thì hãy chọn nước, chọn dân - đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Trong truyện Tráng sĩ Phù Đổng, bằng lối dựng lại một câu chuyện hư cấu lịch sử từ truyền thuyết và di tích, Nguyễn Cát Ngạc muốn khơi trong người đọc niềm tin và niềm tự hào về một người anh hùng theo ông là có thật trong lịch sử, đã cùng cả cộng đồng dân tộc Việt chiến thắng ngoại xâm ngay từ thời thượng cổ. Nhà văn không chỉ kể lại truyền thuyết mà còn lý giải Phù Đổng Thiên vương ở góc độ hiện thực. Câu chuyện về tráng sĩ Phù đổng được ông viết lại, “theo các thuyết mới nhất về lịch sử thượng cổ nước ta, và dựa vào các di tích hiện tại”, thật sinh động và thú vị. Như cảnh bài binh bố trận của Phù Đổng để dụ giặc Ân làm người đọc thích thú. Về cái chết của tráng sĩ Phù Đổng, ông viết rằng do bị trúng tên độc. Sau khi Phù Đổng chết, vua Hùng cho phao tin là ông cưỡi ngựa bay về trời, vì thế sau này người Việt có truyền thuyết Phù Đổng Thiên vương.

Đáng chú ý là trong số 7 truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Cát Ngạc, có 2 truyện viết về người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới

Nguyễn Trãi. Đó là Trên chòi Khâm ThiênNguyễn Thị Lộ. Hai truyện này bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên hình tượng một người anh hùng, tài cao đức trọng, đã vì đại hiếu mà hi sinh tất cả, như ở ngay ở phần mở đầu truyện

Nguyễn Thị Lộ, tác giả Nguyễn Cát Ngạc đã viết: “Truyện này chứng tỏ tấm lòng hi sinh vô bờ của bậc công thần khai quốc triều Lê, hi sinh hết thảy ái tình, thân thích, danh dự, gia đình, hi sinh để tránh cho nước một cuộc nội loạn, do đó, một cuộc ngoại xâm, mà ông lượng rằng dân ta, vì vừa khó nhọc trong mười năm bình định dưới ngọn cờ Lê Lợi, khó lòng mà xua đuổi nổi”.

Trên chòi Khâm Thiên là câu chuyện cảm động về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật lỗi lạc làm nên cuộc kháng chiến chống quân Minh: Nguyễn Trãi và Lê Lợi. Đây là một trong những truyện hay của ông, vượt qua lối kể chuyện thông thường (như trong Tráng sỹ Phù Đổng). Bắt đầu từ cuộc hành trình của Nguyễn Trãi theo cha là Nguyễn Phi Khanh, người bị quân Minh bắt đi đày ở Trung Quốc. Đến gần ải Nam Quan, nghe theo lời khuyên của cha “quay về đuổi giặc cứu nước, giải thoát dân ra khỏi vòng nô lệ, thế mới là có hiếu, chứ lẽo đẽo theo tao sang đất địch, để chết bên đó thì được ích gì?”, Nguyễn Trãi về dùi mài kinh sử, thi đỗ Thái học sinh (chúng tôi cho rằng Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc có sự lầm lẫn ở chi tiết này, vì theo sử sách, Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh dưới triều nhà Hồ từ năm 1400, sau đó ra làm quan cùng cha mình; đến năm 1407 giặc Minh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang biên giới, Nguyễn Trãi đi theo để phụng dưỡng cha) rồi rủ Trần Nguyên Hãn đi chu du khắp nước để tìm hiền chúa. Hai người tìm đến Lê Lợi ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá. Lúc đầu, hai người rất thất vọng và vỡ mộng, vì bắt gặp cảnh Lê Lợi ngồi thái giò, vừa thái vừa bốc ăn, trông rất phàm tục. Nhưng tình cờ bắt gặp khoảnh khắc Lê Lợi xem thiên văn trên chòi, Nguyễn Trãi nhận ra người mà mình có thể phò tá để đánh giặc. Cuộc gặp gỡ kỳ ngộ trên chòi Khâm Thiên ấy mở ra cuộc kháng chiến chống quân

Minh của dân tộc, mà mối quan hệ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” là rường cột làm nên thành công.

Nếu như Trên chòi Khâm Thiên là một sáng tạo của nhà văn khi mở ra một huyền thoại về cuộc hội ngộ của hai vị anh hùng dân tộc cùng chí hướng “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”, thì truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ lấy cốt truyện từ dã sử về chuyện tình của Nguyễn Trãi và “nàng bán chiếu gon” Nguyễn Thị Lộ cũng là một sáng tạo mới về chủ đề tư tưởng. Trong cả chính sử và dã sử, câu chuyện chỉ đơn thuần dừng ở việc kể lại tấn bi kịch của Nguyễn Trãi như hậu quả của một trò hãm hại xấu xa (do cái chết đột tử nhà vua Lê Thái Tôn ở Lệ Chi viên, mà bọn quần thần gian ác nhân thể vu cho Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ là thủ phạm giết vua nên phải chịu tội tru di tam tộc), thì với truyện ngắn Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Cát Ngạc đã đề cao trách nhiệm cao cả của vị Khai quốc công thần Nguyễn Trãi với vận mệnh đất nước trước nguy nan mới do triều chính rối ren. Một lòng vì nghĩa lớn, vượt qua khuôn khổ lễ giáo phong kiến, nén lại nỗi đau phải dâng người thiếp yêu cho tên vua háo sắc, Nguyễn Trãi tìm cách đưa Nguyễn Thị Lộ vào cung để gần gũi và được Trần Thái Tôn sủng ái, từ đó giải cứu Thứ phi Ngô Thị Ngọc Dao, người sẽ sinh ra Lê Thánh Tôn, vị minh quân sau này. Sự hi sinh vì đất nước của Nguyễn Trãi đạt đến mức tuyệt đỉnh là khi cái chết đã kề bên, ông vẫn sáng suốt đưa ra lời nhận định: “Bây giờ tình hình lại xoay ra thế khác. Con trai lớn của ta hiện đang đi sứ bên Tàu. Nó tài giỏi không kém gì ta. Nếu nó nghe ta bị chết oan, nó sẽ oán triều đình mà gây ra nội loạn. Nó mà phản triều đình thì thật là đất trời nghiêng ngửa! Đợi được đến minh quân kia lên ngôi Cửu Ngũ thì nước cũng đã hoang tàn rồi. Mà minh quân kia chưa chắc đã trị nổi con ta!”. Vì vậy, Nguyễn Trãi chủ động nói với toà thẩm sát về tội tru di tam tộc, và báo trước: “Nếu các người không giết được con ta thì nó giết các người đó” (Nguyễn Thị Lộ).

Để Nguyễn Trãi không chỉ hy sinh tính mạng mình cùng người thiếp yêu của mình, mà còn chủ động hy sinh cả tương lai của dòng giống, gia tộc mình vì tương lai của cả một dân tộc, Nguyễn Cát Ngạc đã xây dựng được một cách trọn vẹn, toàn bích hình tượng nhân vật anh hùng Nguyễn Trãi với tất cả sự hùng tráng và bi tráng của số phận. Đó cũng là một nét cống hiến của nhà văn Nguyễn Cát Ngạc đối với hình tượng Nguyễn Trãi trong văn học hiện đại.

Một cống hiến cần ghi nhận của Nguyễn Cát Ngạc đối với văn học sử là ông đã chiêu tuyết cho Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu của Nguyễn Trãi, người vốn được lưu truyền trong lịch sử với tai tiếng là kẻ báo oán, thậm chí

theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi ( tập IV, truyện thứ 158), bà còn bị gán cho giai thoại kỳ bí về con rắn trắng báo thù. Vì ông nội Nguyễn Trãi là cụ đồ Nhị Khê đã giết ổ rắn con, nên rắn mẹ nhỏ ba giọt máu trên sách cụ đồ, rồi về sau biến thành Nguyễn Thị Lộ để trả thù, gây ra mối oan nghiệt cho tam tộc Nguyễn Trãi. Xin nói thêm: Nhân kỷ niệm 560 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, năm 2002, tại thôn Khuyến Lương, Thanh Trì, Hà Nội, nơi có đền, miếu của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với một số tổ chức khác mở hội thảo khoa học đầu tiên về Nguyễn Thị Lộ. Tại Hội thảo này, giáo sư Vũ Khiêuđã khẳng định: "Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa", "Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Ðại Việt". Giáo sư Đinh Xuân Lâm đề nghị: “Cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được việc đó thông qua việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc một cách trung thực và khoa học.”. Nhưng cách đây hơn năm mươi năm, bằng ngòi bút văn chương của mình, Nguyễn Cát Ngạc đã chiêu tuyết cho bà. Ngay trong

một hình ảnh thoa quần thuỳ mị hơn và khả ái hơn nàng Thị Lộ. …Nàng đã có công không nhỏ là cứu được một đấng minh quân vào bậc nhất của dân tộc Việt, đức Lê Thánh Tôn”. Khép lại truyện, ông viết: “Tiếc rằng, khi phục hồi địa vị lịch sử cho ông Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn đã không phục hồi luôn địa vị cho nàng Thị Lộ, là người đã cứu ngài ra khỏi chốn hiểm nghèo, và như thế, đã có công to với dân tộc, khiến cho tới bây giờ, nàng Thị Lộ khả ái kia vẫn mang tiếng là một con yêu rắn đáng tởm đã hiện thành người để làm hại cả một bực công thần nhà Lê, chứ triều đình nhà Lê chả có tội gì cả.”

Lòng tự hào đối với tinh thần đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm còn được thể hiện trong truyện Giao Lương Sơn. Từ điểm nhìn hiện tại, người kể chuyện thứ nhất kể lại một câu chuyện của ba nhân vật từ thời nhà Đường đô hộ nước ta. Ba nhân vật, gồm Tiết Tháo, Lương Sử, Bạch Văn Thảo đều là

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại Kịch bản văn học và truyện ngắn) (Trang 68 - 76)