Tổng quan về cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 36 - 44)

4.1.1.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng số lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể từ 56.463 người (năm 2000) giảm còn 48.278 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng giảm bình quân của khu vực I là 3,08%/năm trong giai đoạn 2000-2005. Trong khi đó, lao động khu vực II và khu vực III tăng nhanh. Tổng số lao động đang làm việc tại khu vực II của quận là 5.878 người (năm 2000) tăng lên 9.558 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng giảm bình quân 10,21%/năm trong giai đoạn 2000-2005 và lao động làm việc ở khu vực III là 6.458 người (năm 2000) tăng lên 10.839 người (năm 2005), tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động ở khu vực III là 10,91%/năm trong giai đoạn 2001-2005.

Bảng 4.1: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

ĐVT: người

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05

Lao động khu vực I 56.463 53.991 53.000 51.987 50.935 48.278 -3,08% Lao động khu vực II 5.878 6.726 7.275 7.704 8.935 9.558 10,21% Lao động khu vực III 6.458 6.395 7.545 9.602 10.429 10.839 10,91%

Tổng số 68.799 67.112 67.820 69.293 70.299 68.676

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Quận Ô Môn thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III. Hình 4.1 thể hiện lao động làm việc ở khu vực I có xu hướng giảm mạnh từ 82% (năm 2000) còn 70% (năm 2005), có nghĩa là gần 12% lao động khu vực I chuyển sang các khu vực khác; trong khi đó khu vực II có tốc độ tăng khá cao từ 9% (năm 2000) lên 14% (năm 2005), khu vực III có tốc độ tăng cao nhất từ 9% (năm 2000) lên 16% (năm 2005), tăng khoảng 7% (xem chi tiết phụ lục 2). Qua đó ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cũng phù hợp với địa bàn đang được đô thị hoá, lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm để thu hút vào các ngành CN-TTCN và TM-DV khá nhanh. 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 năm T ỷ tr ọn g la o độ ng ( % )

KVI KVII KVIII

Hình 4.1: Tỷ trọng lao động 3 khu vực kinh tế trong giai đoạn 2000-2005

(Nguồn: Xử lí từ số liệu niên giám thống kê TPCT 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005)

4.1.1.2 Giá trị sản xuất (GTSX) và chuyển dịch cơ cấu GTSX

Bảng 4.2 cho thấy, từ năm 2001 đến năm 2005, GTSX (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn quận Ô Môn tăng điều qua các năm với tốc độ bình quân trong giai đoạn này là 22,74%/năm, từ 627.468 triệu đồng (2000) lên 1.748.006 triệu đồng (2005).

Bảng 4.2: GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (Giá so sánh 1994) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 KVI 177.635 232.755 237.906 285.635 301.028 356.957 14,98% KVII 273.465 361.845 494.881 657.031 717.725 899.848 26,90% KVIII 176.368 203.423 231.072 314.005 422.992 491.201 22,73% Tổng 627.46 8 798.02 3 963.85 9 1.256.67 1 1.441.74 5 1.748.00 6 22,74%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Về số tuyệt đối, khu vực II có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (26,9%/năm) và có xuất phát điểm cao nhất so với hai khu vực còn lại từ 273.465 triệu đồng (năm 2000) lên 899.848 triệu đồng (năm 2005). Trong khi đó khu vực I có tốc độ tăng chậm nhất trong 3 khu vực, với tốc tộ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 - 2005 là 14,98%/năm, tăng từ 177.635 triệu đồng (năm 2000) lên 356.957 triệu đồng (năm 2005); khu vực III tuy xuất phát điểm thấp so với hai khu vực kia, tuy nhiên tốc độ tăng bình quân trên năm khá cao trong giai đoạn 2001-2005 (khoảng 22,73%/năm), tăng từ 176.368 triệu đồng (năm 2000) lên 491.201 triệu đồng (năm 2005) (bảng 4.2).

Tuy nhiên do có sự khác nhau quá lớn về xuất phát điểm của GTSX giữa các khu vực nên khi xét về số tương đối hay nói cách khác là xét theo cơ cấu GTSX giữa 3 khu vực ta thấy có sự chuyển dịch rõ nét về cơ cấu GTSX của 3 khu vực kinh tế. Bảng 4.3 chỉ ra rằng khu vực I có tỷ trọng giảm mạnh từ 28,31% (năm 2000) còn 20,42% (năm 2005). Khu vực II có xuất phát điểm cao nhất trong 3 khu vực kinh tế về GTSX (273.465 triệu đồng năm 2000) đồng thời tốc tộ tăng bình quân hàng năm cũng cao nhất, từ đó đã dẫn đến cơ cấu GTSX của khu vực II tăng nhanh, từ 43,58% (năm 2000) lên 51,48% (năm 2005), tăng gần 8%. Khu vực III tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao (22,73%/năm) tuy nhiên về số tuyệt đối do xuất phát điểm thấp (176.368 triệu đồng năm 2000) so với khu vực II, nên tỷ trọng GTSX của khu vực III không có sự biến động lớn trong giai đoạn 2000 -2005 (giảm khoảng 0,01%).

Qua đó cho thấy GTSX trên địa bàn có khuynh hướng chuyển đổi theo hướng giảm ở khu vực I và tăng ở khu vực II. Mặc dù số tuyệt đối của các khu vực có tăng qua các

năm, tuy nhiên do xuất phát điểm thấp và tốc độ tăng chậm nên khu vực I đã giảm tỷ trọng cơ cấu GTSX năm 2005.

Bảng 4.3: Cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT:% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005/2000+/- KVI 28,31 29,17 24,68 22,73 20,88 20,42 -7,89 KVII 43,58 45,34 51,34 52,28 49,78 51,48 7,9 KVIII 28,11 25,49 23,97 24,99 29,34 28,10 -0,01 Tổng 100,0 0 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

4.1.1.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động

Qua bảng 4.4, xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng cơ cấu GTSX khu vực I giảm 7,89% qua giai đoạn 2000-2005, đồng thời tỷ trọng lao động khu vực I cũng giảm 11,77% tương ứng. Điều này chứng tỏ các ngành ở khu vực I sử dụng rất nhiều lao động nên khi cơ cấu GTSX thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến cơ cấu lao động. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao tại hai thời điểm 2000-2005 là 82,07% - 70,30%, tuy nhiên cơ cấu GTSX mang lại cho quận trong hai thời điểm 2000-2005 là 28,31% - 20,42% trong cơ cấu GTSX theo khu vực. Qua đó ta thấy khu vực sản xuất nông nghiệp phát triển chưa cao, do đó cần đầu tư phát triển lĩnh vực này, đồng thời tìm ra giải pháp để rút nhanh lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực này chuyển dần sang khu vực II và khu vực III.

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động ĐVT: %

Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động

2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi

Khu vực I 28,31 20,42 -7,89 82,07 70,30 -11,77 Khu vực II 43,58 51,48 7,90 8,54 13,92 5,38 Khu vực III 28,11 28,10 -0,01 9,39 15,78 6,39

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Cơ cấu GTSX của khu vực II năm 2005 tăng 7,9% so với năm 2000, điều này được lý giải là do có nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất hình thành trên địa bàn cũng

như các khu vực lân cận do tiến trình đô thị hoá đã thu hút nhiều lao động vào làm việc, đặc biệt là lao động phổ thông, vì vậy cơ cấu lao động ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi tương ứng, năm 2005, tỷ trọng lao động ở khu vực II tăng 5,38% so với năm 2000. Tuy nhiên ta thấy trong giai đoạn 2000-2005 cơ cấu GTSX ở khu vực II là 43,58% -51,48%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực nhưng tỷ trọng cơ cấu lao động khu vực II tương ứng là 8,54% - 13,92%, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các khu vực, từ đó ta thấy khu vực công nghiệp xây dựng đang phát triển khá mạnh so với các khu vực còn lại, chính vì thế cần phải có các biện pháp để chuyển lao động ở khu vực I vào khu vực II mạnh hơn nữa để đạt sự phát triển kinh tế tốt hơn.

Tuy nhiên, ta thấy ở khu vực III chưa có sự phát triển tương ứng. Cơ cấu sản xuất khu vực III có sự thay đổi không đáng kể (tỷ trọng kinh tế năm 2005 giảm 0,01% so với năm 2000), trái lại tỷ trọng lao động tại khu vực này lại có sự chuyển biến đáng kể, năm 2005 tỷ trọng lao động tăng 6,39% so với năm 2000, điều này cho thấy khu vực III đã phát triển những ngành thâm dụng lao động, cụ thể hiện tại đang phát triển các ngành như xay xát gạo, bánh kẹo, chế biến rượu, gạch nung,… nên lao động được sử dụng khá nhiều nhưng các lĩnh vực này do trình độ công nghệ thấp, sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Người lao động chưa quen, tay nghề yếu chưa phù hợp, giá trị của các ngành này mang lại thấp nên mặc dù sử dụng nhiều lao động nhưng tỷ trọng GTSX chưa tăng.

Qua đó ta thấy, tỷ trọng GTSX trong khu vực I đã giảm và đã chuyển sang tăng tỷ trọng trong khu vực II là chủ yếu, tỷ trọng khu vực III dao động không đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh và phân bổ khá nhiều vào khu vực II và III, tuy nhiên đóng góp sự chuyển dịch cơ cấu lao động vào khu vực II là tương đối tốt còn ở khu vực III mặc dù lực lượng lao động chuyển từ khu vực I vào khu vực III tương đối cao nhưng cơ cấu GTSX của khu vực này chưa phát triển đã tạo ra sự chuyển dịch chưa tương ứng giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX, điều này chứng tỏ khu vực III sử dụng lao động chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, mặc dù cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực là từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn rất chậm cần đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch hơn nữa nhằm rút lực lượng lao động tương đối lớn ra khỏi khu vực I.

4.1.2 Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I

4.1.2.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực I

Qua phân tích trên, tổng số lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm, có gần 12% lao động ở khu vực này chuyển sang các khu vực khác. Đây là một trong những nguyên nhân thiếu lao động nông nghiệp và giá nhân công lao động nông nghiệp tăng lên vào thời điểm gieo cấy và thu hoạch(3)

Bảng 4.5: Lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05

Nông, lâm nghiệp 55.583 52.971 51.530 50.547 49.525 47.298 -3,18% Thuỷ sản 880 1.020 1.470 1.440 1.410 980 2,18%

Tổng 56.463 53.991 53.000 51.987 50.935 48.278 -3,08%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Qua bảng 4.5 và 4.6 ta thấy: Số lao động của ngành nông, lâm nghiệp giảm bình quân 3,18%/năm ở giai đoạn 2001-2005, cụ thể năm 2000 chiếm 98,44% (55.583 người) xuống còn 97,23% (47.298 người) năm 2005, trong khi đó số lao động ngành thuỷ sản tăng bình quân 2,18%/năm, tăng từ 1,56% năm 2000 (880 người) lên 2,03% năm 2005 (980 người).

Bảng 4.6: Cơ cấu lao động ở khu vực I giai đoạn 2000-2005

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nông, lâm nghiệp 98,44 98,11 97,23 97,23 97,23 97,97

Thuỷ sản 1,56 1,89 2,77 2,77 2,77 2,03

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Nhìn chung, cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm nghiệp giảm và tăng cơ cấu lao động ngành thuỷ sản. Điều này nói lên rằng khi lên quận, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh trên địa bàn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do đó lao động ở ngành nông, lâm nghiệp có khuynh hướng giảm là phù hợp. Tuy nhiên, lao động của ngành thuỷ sản tăng lên là do diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2001-2005, và tập trung chủ yếu tại khu vực ven Sông Hậu theo hướng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra với năng suất cao. Bên cạnh đó mô hình nuôi thuỷ sản luân canh và xen canh trong mương vườn và ruộng lúa cũng phát triển, đối tượng chủ yếu là tôm càng xanh, cá rô phi, mè vinh, mè

trắng, sặc rằng,… việc chuyển dịch lao động từ nông, lâm nghiệp sang thuỷ sản là cần thiết và tất yếu trong quá trình đô thị hoá, nhằm tăng thu nhập cho nông hộ khi diện tích trồng trọt, chăn nuôi ngày càng giảm, và thuỷ sản sẽ trở thành ngành mũi nhọn cho khu vực I trong tương lai, tuy nhiên cần lưu ý vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện tại và trong tương lai, khi có nhiều nhà máy và khu công nghiệp phát triển trên địa bàn và khu vực lân cận.

4.1.2.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực I

Trong nội bộ giữa các ngành ở khu vực I GTSX của lâm nghiệp không đáng kể, do lâm nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn chủ yếu là cây phân tán được trồng dọc đường giao thông, lộ chính, khu đô thị,… để tạo bóng mát, tạo cảnh quan thiên nhiên, giá trị mang lại rất thấp và hầu như không đổi qua các năm nên giá trị này khi phân tích được ghép vào GTSX của nông nghiệp. Nhìn chung, ngành nông nghiệp vẫn là ngành mang lại giá trị cao và chiếm phần lớn trong cơ cấu GTSX của khu vực I.

Bảng 4.7: GTSX các ngành của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Nông lâm Nghiệp 152.680 191.784 188.840 185.087 203.910 248.862 10,26% Nông nghiệp 149.996 189.096 186.091 182.254 201.425 247.309 10,52% Lâm nghiệp 2.68 4 2.68 8 2.74 9 2.83 3 2.48 5 1.55 3 -10,36% Thuỷ Sản 24.955 40.971 49.066 100.548 97.118 108.095 34,07% Tổng 177.63 5 232.75 5 237.90 6 285.63 5 301.02 8 356.95 7 14,98%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Qua bảng số liệu 4.7, ta thấy giá trị ngành nông, lâm nghiệp tăng qua các năm bình quân 10,26%, tăng từ 152.680 triệu đồng năm 2000 lên 248.862 triệu đồng năm 2005. Ngành thuỷ sản xuất phát điểm thấp nhưng tốc tốc tăng trưởng rất cao 34,07% tăng từ 24.955 triệu đồng năm 2000 lên 108.095 triệu đồng năm 2005.

Bảng 4.8: Cơ cấu GTSX của khu vực I giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: %

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nông, lâm Nghiệp 85,95 82,40 79,38 64,80 67,74 69,72

- Nông nghiệp 98,24 98,60 98,54 98,47 98,78 99,38 - Lâm nghiệp 1,76 1,40 1,46 1,53 1,22 0,62

Thuỷ Sản 14,05 17,60 20,62 35,20 32,26 30,28

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Cơ cấu GTSX giữa các ngành trong khu vực I, ta thấy ngành nông, lâm nghiệp có cơ cấu GTSX giảm dần qua các năm. Trong khi đó thì ngành thuỷ sản tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể năm 2000 cơ cấu nông, lâm nghiệp - thuỷ sản 85,95%-14,24% đến năm 2005 thì 69,72%-30,28%, rõ ràng có một sự chuyển dịch rất lớn giữa cơ cấu GTSX giữa các ngành ở khu vực I. Một lần nữa khẳng định trong bối cảnh đô thị hoá nhanh, đất nông nghiệp thu hẹp dần giá trị mang lại của ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w