hoá
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang xảy ra và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các khu vực đô thị, các khu công nghiệp phát triển ngày càng lớn, cùng với thực trạng trên lao động nông nghiệp sẽ dôi ra và áp lực tìm việc ngày một lớn, dân số nông thôn trở thành dân số thành thị, lao động nông nghiệp chuyển qua ngành nghề khác. Chính vì lẻ đó việc khảo sát chuyển dịch cơ cấu lao động dưới sự tác động của đô thị hoá là rất cần thiết, để làm rõ sự chuyển dịch trên thì các vấn đề sau đây được thảo luận: (i) cơ cấu dân số thành thị - nông thôn; (ii) cơ cấu dân số nông nghiệp - phi nông nghiệp; (iii) chênh lệch thu nhập giữa thành thị - nông thôn.
4.1.4.1 Cơ cấu dân số thành thị - nông thôn
Dân số thành thị có khuynh hướng tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 33,66% do toàn bộ dân số năm 2004-2005 điều là dân số đô thị, tuy nhiên, dân số trong khu vực nội thị chiếm khoảng 33.000 người. Bên cạnh đó dân số nông thôn tăng chậm trong giai đoạn 2000-2003 (91.769 người – 92.110 người) nhưng đến năm 2004 do lên quận nên không còn dân số nông thôn nữa. Tuy nhiên dân số ngoại thị chiếm khoảng 97.000 người.
Bảng 4.20 trình bày cơ cấu dân số thành thị - nông thôn, cho thấy năm 2000 là 24,96% - 75,04%, năm 2003 là 27,15% - 72,85% và năm 2005 là 100% - 0%, điều này nói lên rằng, nếu không trở thành quận thì địa bàn Ô Môn có tốc độ đô thị hoá rất chậm. Nhìn chung giai đoạn 2000-2003, dân số nông thôn tuy có giảm về số tương đối, từ 75% (2000) xuống 72% (2003) nhưng số tuyệt đối vẫn tăng, từ 91.769 (2000) lên 92.110 (2003), Qua đó cho thấy sản xuất nông nghiệp của quận đang còn ở mức độ trình độ chưa cao, để nuôi sống dân số của xã hội thì còn phải đóng góp lao động vào lĩnh vực nông thôn.
Bảng 4.20: Dân số quận Ô Môn chia theo Nông thôn – Thành thị và tỷ lệ đô thị hoá ĐVT: người
Năm dân sốTổng thành thịDân số nông thônDân số thành thịTỉ lệ %
Tỉ lệ % nông thôn Tỉ lệ ( % ) đô thị hoá 2000 122.287 30.518 91.769 24,96 75,04 24,96 2001 123.659 31.739 91.921 25,67 74,33 25,67 2002 125.100 33.008 92.092 26,39 73,61 26,39 2003 126.438 34.329 92.110 27,15 72,85 27,15 2004 128.075 128.075 0 100,00 0,00 100,00 2005 130.173 130.173 0 100,00 0,00 100,00 TĐ01-05 33,66%
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
4.1.4.2 Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp
Bảng 4.21 chỉ ra rằng, dân số nông nghiệp tăng nhẹ không đáng kể từ 57.847 người (2000) lên 59.871 người (2003), nhưng khi lên quận vào đầu năm 2004 thì dân số nông nghiệp giảm lại, tốc độ tăng trưởng dân số nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 rất thấp (0,25%).
Trong khi đó dân số phi nông nghiệp trong giai đoạn 2000 -2003 tăng chậm và tăng nhanh hơn vào giai đoạn 2003-2005. Tốc độ tăng bình quân năm của dân số phi nông nghiệp giai đoạn 2001-2005: 2,13%.
Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp: năm 2000 - 2003 có sự biến động không đáng kể, là 52% - 47%, đến năm 2005 là 55% - 45% cho thấy trước đây tỷ trọng nông nghiệp còn lớn nên dân số chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là không đáng kể; nhưng từ khi lên quận, dân số phi nông nghiệp tăng nhanh, vượt hẳn dân số nông nghiệp. Những năm gần đây đặc biệt là khi lên quận các ngành thuộc
lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển nhiều hơn và đã thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực này.
Bảng 4.21: Cơ cấu dân số quận Ô Môn chia theo Nông nghiệp – Phi nông nghiệp ĐVT: người
Năm dân sốTổng Dân số NN DS phi NN Tỉ lệ % Phi NN Tỉ lệ % NN
2000 122.287 57.847 64.440 52,70 47,30 2001 123.659 58.514 65.145 52,68 47,32 2002 125.100 59.189 65.911 52,69 47,31 2003 126.438 59.871 66.567 52,65 47,35 2004 128.075 58.915 69.161 54,00 46,00 2005 130.173 58.578 71.595 55,00 45,00 TĐ01-05 0,25% 2,13%
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
4.1.5.3 Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị
Một trong những động lực quan trọng và là nguyên nhân chính để người dân quyết định chuyển dịch lao động đó là vấn đề thu nhập, sự khác biệt về thu nhập giữa nông thôn và thành thị càng lớn thì việc thúc đẩy chuyển dịch lao động càng cao. Qua khảo sát GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp – phi nông nghiệp sẽ phần nào phản ánh sự khác biệt giữa thu nhập nông thôn và thành thị.
Bảng 4.22 cho thấy GDP/người của quận Ô Môn theo giá so sánh năm 1994 trong giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 19%/năm, từ 2.608.000 đồng (2000) lên 6.231.000 đồng (2005). Trong khi đó GDP/người trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng từ 1.822.000 đồng (2000) lên 3.462.000 đồng (2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 13,7%/năm. GDP/người trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng từ 3.314.000 đồng (2000) lên 8.496.000 đồng (2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 20,7%/năm.
Bảng 4.22: GDP/người ở địa bàn quận Ô Môn (theo giá so sánh 1994)
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05
GDP/người 2.608 3.168 3.589 4.684 5.258 6.231 19% GDP/người nông nghiệp 1.822 2.318 2.309 2.840 2.822 3.462 13,7% GDP/người phi nông nghiệp 3.314 3.931 4.739 6.343 7.333 8.496 20,7% So sánh GDP PNN/NN (lần) 1,82 1,70 2,05 2,23 2,60 2,45
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
Nhìn chung qua số liệu trên ta thấy thu nhập bình quân trên đầu người của người dân Ô Môn tăng rất nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy hiện tượng phân hoá giàu nghèo giữa hai lĩnh vực này đang xãy ra và
khoảng cách này ngày càng tăng trong tương lai. Cụ thể, năm 2000 thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp gấp 1,82 lần so với khu vực nông nghiệp nhưng đến năm 2005 thì gấp 2,45 lần.
Tóm lại: Đô thị hoá và công nghiệp hoá đã thực sự thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động trong thời gian qua 2000-2005, với diện tích đất nông nghiệp giảm đi thì vấn đề bán thất nghiệp ở nông thôn ngày càng nhiều, cùng với sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa,… các yếu tố này tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chính vì vậy cần có chính sách giúp cho người lao động nông thôn chuyển đổi ngành nghề phù hợp nhằm tăng thu nhập.