Mô tả biến

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 78 - 79)

TUOI của người lao động tính theo năm, chỉ tính những người có khả năng lao động và trong độ tuổi lao động. Mặc dù trong thực tế, trẻ em cũng làm việc, tuy nhiên do nghề nghiệp chính thức của những lao động này là đi học, vì vậy tất cả những người có mã số nghề nghiệp là học sinh, người già yếu, không làm việc, đều được loại bỏ với những người có độ tuổi từ dưới 15 trong số liệu này là những người thực tế đã không còn học ở một trường nào nữa mà đã trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động.

Biến GIAODUC được tính bằng số năm đi học của lao động, với lao động đã qua đào tạo có bằng cấp trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ, số năm học được tính bằng tổng số năm học phổ thông + tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn. Biến GIOITINH là biến định tính nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao động là nữ. Biến GIOITINH được đưa vào phương trình nhằm xác định xem trong thực tế có sự khác biệt về giới trong chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp hay không.

Biến DATSX là qui mô đất nông nghiệp trung bình/nhân khẩu của hộ gia đình. Giả thuyết cần kiểm định ở đây là liệu những hộ có qui mô đất nông nghiệp lớn thì có sẵn sàng chuyển dịch hoặc hạn chế chuyển dịch lao động sang phi nông nghiệp hay không.

Biến SOTVIEN là tổng số thành viên của hộ gia đình, biến này được đưa ra nhằm xem xét đặc điểm qui mô của hộ gia đình có tác động như thế nào tới xác suất chuyển dịch lao động phi nông nghiệp.

Bảng 4.33: Các biến số sử dụng trong mô hình

Tên biến Ý nghĩa/cách tính Dấu (mong đợi)

TUOI Tuổi của lao động -

GIAODUC Số năm học +

GIOITINH Giới tính của lao động, nam=1, nữ=0 +/- DATSX Đất sản xuất bình quân/người (m2) +/-

SOTVIEN Số nhân khẩu trong hộ +

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 78 - 79)