Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 84)

4.4.2.1 Ma trận SWOT

Căn cứ vào thực trạng lao động việc làm của quận trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và đe doạ từ đó thiết lập nên ma trận SWOT như sau:

Bảng 4.35: Phân tích SWOT về lao động về việc làm quận Ô Môn

SWOT

Yếu tố bên trong Liệt kê các điểm mạnh

(S)

S1. Lao động dồi dào, cần cù, ham học hỏi. S2. Được sự quan tâm,

nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan chức năng.

S3: Gần khu công nghiệp nên ít tốn chi phí khi đi làm.

Liệt kê các điểm yếu (W) W1. Nhận thức của người

lao động chưa cao. W2. Chất lượng lao động

còn thấp.

W3. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng

W4. Chưa có chính sách thu hút đầu tư.

yế u tố bê n ng oà i

Liệt kê các cơ hội (O) O1. Nhu cầu tuyển

dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng nhiều.

O2. Có các chương trình, chính sách đào tạo nghề miễn phí.

O3. Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước.

S+O: Phát triển, đầu tư S1,S2,S3 + O1,O2,O3→

• Nâng cao tay nghề và tạo cơ hội tăng thu nhập cho người lao động.

• Tạo mối kết nối giữa lao động và người sử dụng lao động.

W+O: Tận dụng, khắc phục

W1, W2+O1,O2,O3 → Đầu tư vào công tác đào tạo và nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.

W3 + O1,O2,O3 → Cải thiện hoạt động tư vấn tuyên truyền.

W4 + O1,O2,O3 → Quy hoạch và ban hành chính sách thu hút đầu tư.

Liệt kê các đe doạ (T) T1. Bệnh nghề nghiệp.

Tệ nạn xã hội gia tăng và chất lượng cuộc sống giảm. T2. Nhu cầu trình độ tay

nghề cao, sự cạnh tranh việc làm từ nơi khác. Nguy cơ bị sa thải. T3. Uy tín người lao động giảm. S+ T: Duy trì, khống chế S1, S2,S3+T1 → Tăng cường kiểm tra an toàn lao động đối với đơn vị sử dụng lao động.

S1,S2,S3 + T3,T2→ Đào tạo nghề. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động, qua các chương trình đào tạo và tuyên truyền.

W+T: Khắc phục, né tránh W1,W3+T1→ Sử dụng hợp đồng lao động, tăng cường vai trò của công đoàn doanh nghiệp.

W1,W2, W3 + T2,T3 → Liên kết đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và dạy nghề cho người lao động.

W3+ T2→ Kêu gọi đầu tư, thu hút lao động.

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

4.4.2.2 Một số giải pháp

Chuyển dịch cơ cấu lao động là một vấn đề phức tạp và tác động rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này theo hướng tác động tích cực và phù hợp, thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của các nhóm giải pháp khác nhau. Trên cơ sở phân tích trên, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế theo định hướng phát triển của quận, đề tài đưa ra các nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển kinh tế và tiếp cận việc làm: công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho

người lao động là vấn đề không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế và thúc chuyển dịch cơ cấu lao động, vì vậy một số giải pháp đào tạo và huấn luyện như sau:

+ Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận, căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của người lao động. Từ đó quy hoạch các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp làm căn cứ cho công tác kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong kế hoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn. Cần đẩy mạnh công tác dạy nghề bằng cách để các đơn vị sử dụng lao động (công ty, xí nghiệp tuyển dụng) phải đứng ra phụ trách tổ chức, hoặc hợp đồng đào tạo tay nghề cho người lao động sau đó nhận về làm.

+ Hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp III, các bậc cha mẹ về vấn đề học vấn của con em của họ cũng như định hướng việc làm trong tương lai để giúp người lao động định hướng bước đầu về việc làm, có sự chuẩn bị không bị bỡ ngỡ về việc làm, không phải lúng túng và bỏ việc giữa chừng.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy, nâng cao năng lực giảng dạy,… từ đó nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào tạo chuyên môn, kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động.

+ Nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm sau đào tạo nghề: đào tạo phải gắn với nhu cầu việc làm của người lao động, của doanh nghiệp. Đồng thời, phải nâng cao vai trò chủ động trong giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ các đoàn thể, gắn kết với các cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhận thức người lao động về sự cần thiết phải có việc làm, tự vươn lên, chịu khó đi làm xa, va chạm cuộc sống.

Nhóm giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động:

+ Thu hút lao động bằng các mô hình nông nghiệp sản xuất khép kín có hiệu quả kinh tế cao: việc sử dụng nhiều lao động trên một đơn vị diện tích là vấn đề cần nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng nhanh như hiện nay. Mô hình kết hợp, sản xuất khép kín, thu hoạch đa dạng sản phẩm, tận dụng tối đa diện tích mặt nước, bờ, ruộng,… là rất lý tưởng. Ngoài ra, cần có một đội ngũ nông dân có tri thức, trẻ, khoẻ,…. Để họ nắm chắc khoa học kỹ thuật mới với qui trình công nghệ cao nhằm mang lại hiệu quả canh tác tốt, bên cạnh đó họ phải có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Hơn thế nữa, phát triển kinh tế trang trại

gắn với xu thế chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi theo thời vụ.

+ Tăng diện tích đất canh tác bình quân trên lao động: Cần phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa. Do vậy, Nhà nước cần đầu tư và kêu gọi thu hút đầu tư nhiều hơn nữa ở lĩnh vực công nghiệp nhằm thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển qua công nghiệp. Qua cách làm này sẽ tạo cơ hội tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, hình thức chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại địa phương cần quan tâm, công tác quy hoạch và kế hoạch sản xuất trong các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn, việc đầu tư phát triển các nhà máy chế biến nông sản tại địa phương vừa giúp cho nông dân có nơi tiêu thụ đầu ra, đồng thời giải quyết được nhiều lao động do tạo được công ăn việc làm từ nhà máy. Đây là hình thức giải quyết việc làm tại chỗ, người lao động không cần phải đi làm xa, giảm được chi phí xã hội, giảm được tình trạng di dân và giảm các tác động tiêu cực của quá trình di dân mang lại.

 Các ban ngành chức năng nên quan tâm theo dõi, các đơn vị sử dụng lao động có phù hợp với qui định của luật lao động và các chính sách chăm lo đời sống phúc lợi cho người lao động, đồng thời phải ấn định mức lương tối thiểu cho người lao động phù hợp với giá cả thị trường,… để người lao động an tâm làm việc gắn bó lâu dài với công ty, doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định nuôi sống bản thân và gia đình.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Đô thị hoá – công nghiệp hoá, đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp hơn, thời gian nông nhàn tăng lên và việc làm nông thôn càng trở nên khó khăn gay gắt, vì thế việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu GTSX, lực lượng lao động nông thôn chưa đáp ứng tốt chất lượng cho thị trường lao động của các ngành khác, vì vậy khả năng gia nhập thị trường lao động phi nông nghiệp vẫn sẽ còn bị hạn chế, một số nguyên nhân chủ yếu như sau: (i) lao động vốn xuất phát chủ yếu từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa hình thành được tác phong công nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động của các ngành nghề công nghiệp tại địa bàn và vùng lận cận. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu lao động nên lại thất nghiệp; (ii) quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là quan trọng nhất và có nhiều ý nghĩa, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Động lực hay yếu tố kinh tế chủ yếu thúc đẩy sự dịch chuyển lao động giữa các ngành khác nhau là sự chênh lệch về lương (hay thu nhập của lao động) giữa các ngành nghề. Ngoài ra, các yếu tố khác như giáo dục, giới tính, tuổi của người lao động và qui mô đất sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với chính quyền

- Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn và tạo điều kiện thông thoáng về chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư, phát triển các nhà máy, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống.

- Đánh giá nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Từ cơ sở nhu cầu này các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và các tổ chức nhà nước có liên quan phải có trách nhiệm lập ra chương trình đào tạo cụ thể.

- Do tác động của yếu tố “tuổi của lao động” và “giới tính” trong chuyển dịch cơ cấu lao động, các ban ngành có liên quan cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối

với lao động trẻ và chú tâm vấn đề về cân bằng giới, nhất là ở các khu công nghiệp tập trung.

- Về giáo dục và đào tạo

+ Sở Thương binh Lao động Xã hội có chính sách đào tạo nghề cho người lao động trước khi bước vào thị trường lao động và tham mưu cho UBND thành phố các chương trình đào tạo nghề riêng, phù hợp cho từng đối tượng, đặc biệt là nông dân và phải phù hợp với nhu cầu của xã hội.

+ Chính quyền địa phương nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề, từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo. Cần phải có một trường đào tạo nghề cho thanh niên, khi có kế hoạch và nhu cầu đào tạo thì sẽ giao cho trường này huấn luyện đào tạo, hiện nay ở quận chưa có trường đào tạo nghề.

- Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, cần xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.

- Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi cho người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Trong đó chú tâm lao động độ tuổi từ 35 trở lên do họ khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc thất nghiệp sau khi đi làm công nhân cho các công ty.

5.2.2 Đối với người lao động

- Người lao động cần phải quan tâm, và tìm hiểu hơn nữa nhu cầu tuyển dụng, loại công việc, mức lương, và yêu cầu về trình độ học vấn, tay nghề, tuổi. Qua đó để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với khả năng của mình.

- Người lao động, đặc biệt là thanh niên, nhất thiết phải trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, đồng thời phải tuân thủ các qui định của nơi làm việc theo khuôn khổ của pháp luật. Qua đó họ mới có cơ hội và chú tâm trong công việc hơn.

- Phải có cách nghĩ đúng về nghề nghiệp và có định hướng phù hợp với điều kiện hiện có của cá nhân và nhu cầu bên ngoài, tránh có những suy nghĩ lệch lạc về việc làm – “thanh niên thiếu cách nghĩ, “học để làm thợ” (công nhân lành nghề) mà cứ cố gắng theo đuổi bậc đại học để tìm việc những nơi thật tốt trong khi đó năng lực và nhu cầu có giới hạn hoặc là họ không học gì cả”(7).

TÀI LIỆU KHAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Đức Tiến (1997), Thực trạng Lao động - Việc làm ở Việt Nam, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội - Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Lê Xuân Bá (2006), “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương.

3. Mạc Đường (2004), Đô thị hoá giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL, trong “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.

4. Nguyễn Bảo Vệ (2004), Lao động và sự phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.

5. Nguyễn Minh Hoà (1999), Xã hội học - Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Giáo Dục.

6. Nguyễn Ngọc Diễm (2004), Đô thị hoá và tác động đô thị hoá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.

7. Nguyễn Tấn Nguyên, Niên giám thống kê quận Ô môn, 2005

8. Nguyễn Văn Sơn (2003), Đô thị hoá nông thôn Việt Nam: Vùng ĐBSCL, trong “Làm gì cho nông thôn Việt Nam?”. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) và Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

9. Nguyễn Văn Tài (1998), Di dân tự do Nông thôn – Thành thị ở TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

10.Nhiêu Hội Lâm (2004), Kinh tế học đô thị. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. 11.Phạm Thanh Duy (2004), Di dân nông thôn – đô thị và tác động của nó đến việc

cải thiện điều kiện sống của người nông dân ĐBSCL (khảo sát trường hợp huyện Cần Đước tỉnh Long An), trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TP Cần Thơ.

12.Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội – Hà Nội. 13.Tạ Nguyên Hồng, Niên giám thống kê TPCT, 2005

14.Trần hồi sinh và nhóm nghiên cứu (2006), Chuyển dịch lao động 5 huyện ngoại thành TP.HCM trong quá trình đô thị hoá - Thực trạng và giải pháp.

15.Võ Tòng Xuân, Nguyễn Tri Khiêm và nhóm nghiên cứu (2003); “Nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, Báo cáo chuyên đề giai đoạn 2 của chương trình MDPA.

16.Võ Thị Thanh Lộc (2001), Thống kê ứng dụng và dự báo. Nhà xuất bản Thống Kê.

17.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, trường Đại Học Quốc Dân.

Tiếng Anh

18.Adgar, Neil (2001). Living With Environmental Change: Social Vulnerability, adaptation and resilience in Vietnam. Routledge Press, NY.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w