Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 76 - 77)

 Số lao động trong độ tuổi lao động 72%, số dân nhập cư tại phường chiếm tỷ trọng rất thấp (1,6%) nên đây là nguồn cung cấp một lực lượng lao động tương đối ổn định cho khu vực. Tuy nhiên nhóm tuổi 0-14 chiếm tỷ trọng thấp (17%) điều này cho thấy dân số quận đang già đi.

 Chất lượng lao động thấp (trình độ học vấn cấp 2 chiếm 42%, số người chưa có trình độ chuyên môn chiếm 76%) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ học vấn nữ thấp hơn nam và tập trung vào nhóm tuổi trẻ có trình độ học vấn cao hơn nhóm lao động lớn tuổi.

6(() a: Dưới 500.000 đồng; b: Từ 500.000 – 1.000.000 đồng; c: Từ 1.000.001-1.500.000 đồng; d: Từ 1.500.001-2.000.000 đồng; e: Từ 2.000.001-2.500.000 đồng; f: Từ 2.500.001-3.000.000 đồng; g: Từ 3.000.001-3.500.000 đồng; h: Trên 3.500.000 đồng.

 Số người đang làm việc chiếm 87%, số lao động bị thất nghiệp chiếm 1,6%. Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm khá cao (39%), khu vực công nghiệp (33%) và dịch vụ (14%).

 Những lao động trẻ có xu hướng làm trong lĩnh vực công nghiệp nhiều hơn (37% công nhân trong nhóm tuổi 20-24) và những lao động từ 40 tuổi trở lên phần lớn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp do nông nghiệp là nghề truyền thống của họ và thường các công ty không tuyển những lao động trên 35 tuổi. Qua đó định hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao của quận sẽ gặp khó khăn khi lao động nông nghiệp có khuynh hướng già.

 Thu nhập của những lao động trong địa bàn nghiên cứu phần lớn ở mức 0,5 – 1 triệu đồng/tháng (43,6%); lao động có thu nhập ở mức trên 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng chiếm (30,3%). Những lao động có mức thu nhập trên 3,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng thấp (0,38%). Trình độ học vấn cao, chuyên môn cao thì thu nhập và nghề nghiệp ổn định hơn, bên cạnh đó thu nhập của đa số lao động trên địa bàn mang tính chất thời vụ (48%).

 Nguồn thông tin về việc làm cho người lao động từ cơ quan nhà nước còn kém, người lao động tiếp cận thông tin chủ yếu từ người thân, quen (74%). Đồng thời có khoảng 21% lao động có thay đổi nghề nghiệp trong giai đoạn 2000-2005.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w