Mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hoá tinh thần của ngư dân Quan

Một phần của tài liệu Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử (Trang 88 - 103)

Lạn với ngư dân và cư dân Quảng Ninh.

Mỗi cộng đồng dân cư không chỉ sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên mà còn luôn quan hệ với các dân tộc, các cộng đồng xung quanh đó là môi trường xã hội. Cách ứng xử với môi trường xã hội là một thành tố của hệ thống văn hoá. Trong quá trình giao lưu văn hoá, ngư dân Quan Lạn đã tạo nên mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại với ngư dân vùng biển Quảng Ninh nói chung.

Đối với ngư dân Quảng Ninh: cộng đồng ngư dân Quảng Ninh chia làm 3 bộ phận nhỏ: ngư dân các làng vạn chài đời nối đời sống lênh đênh trên các con thuyền; ngư dân vùng ven biển và ngư dân đảo. Do cách thức khai thác đánh bắt, khai thác khác nhau, do điều kiện cư trú khác nhau mỗi bộ phận ngư dân có những đặc trưng riêng về văn hoá tinh thần gắn với quan niệm tâm linh khác nhau, gắn với lịch sử ở từng địa phương.

Song do cùng khai thác nguồn lợi trên vùng biển Quảng Ninh những lần ra khơi vào lộng diễn ra thường xuyên cho nên các bộ phận ngư dân này thường xuyên gặp gỡ, giao lưu với nhau. Điều đó đã tạo nên sự giao thoa văn hoá tương đối lớn.

Do đặc trưng của hoạt động ngư nghiệp nhiều rủi ro bất trắc phụ thuộc vào tự nhiên, nên sự sùng bái tự nhiên chủ yếu là các thế lực mang ý nghĩa che chở chiếm vị trí quan trọng trong tín ngưỡng - tôn giáo của ngư dân. Các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến hoạt động ngư nghiệp như lễ ra binh, lễ cầu binh, lễ đóng thuyền, hạ thuỷ trong các nhóm ngư dân đều giống nhau về tên gọi, nghi thức và ý nghĩa tâm linh.

Quá trình giao lưu văn hoá của ngư dân biển Quảng Ninh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau song đáng chú ý nhất là hình thức giao lưu bằng hát đối và hát ví. Trong mỗi lần gặp nhau trên biển hay cùng neo đậu tại nơi kín gió họ chào nhau bằng những điệu hò biển, hay còn gọi là hát chèo đường,

để thổ lộ tâm tình để giao lưu kết bạn, để thay cho lời giới thiệu tự hào về quê hương, vùng đất của họ. Những điệu hò biển lấy ngôn từ của ca dao tục ngữ với âm vực dễ hát, dễ đi vào lòng người. Sự giao lưu này đã tạo nên một kho tàng ca dao chung của ngư dân biển Quảng Ninh vừa phong phú về nội dung ngôn từ, vừa mềm mại uyển chuyển về ngữ điệu thể hiện tình yêu đằm thắm với vùng biển đảo, tình yêu sâu nặng đối với con thuyền và nghề biển, tính tự do dân chủ rất lạc quan yêu đời phóng khoáng của dân chài. Một kho tàng ca dao và đến nay chưa được nhiều người biết đến. Đặc biệt hình thức hát cưới diễn xướng, mua hoa bán hoa trước khi trở thành đặc trưng riêng của ngư dân Quan Lạn, nó là hình thức nghệ thuật chung cho cả cộng đồng ngư dân Quảng Ninh như một đặc trưng văn hoá không thể thiếu.

- Đối với cộng đồng cư dân Quảng Ninh:

Nếu như mối liên hệ văn hoá trong cộng đồng ngư dân bắt nguồn từ sự tương đồng về nghề nghiệp, lối sống và chất tự do phóng khoáng trong tâm hồn, thì mối liên hệ ảnh hưởng giữa văn hoá ngư dân Quan Lạn với cư dân Quảng Ninh lại được tạo nên bởi những quy luật trong của quá trình hình thành và phát triển chung bởi đặc điểm tự nhiên và xã hội mà trước hết là những diễn biến lịch sử trên vùng đất Đông Bắc của tổ quốc.

Có thể thấy trong văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn nói riêng và cư dân Quảng Ninh nói chung đều ghi đậm dấu ấn lịch sử. Đó là những chiến công lừng lẫy trong lịch sử dựng nước. Đó là tên tuổi của những vị anh hùng gắn liền với cửa ngõ phên giậu phía Đông Bắc - nổi bật là chiến thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, sông Mang Vân Đồn và tên tuổi các vị tướng nhà Trần. Cũng giống như ở Quan Lạn, trên dọc vùng đất Quảng Ninh ta dễ dàng tìm thấy đền, miếu thờ hệ thống đức Thánh Trần.

Bên cạnh đó, công sức lao động, dựng nghiệp của tổ tiên cũng in đậm rõ nét trong văn hoá tinh thần cư dân Quảng Ninh và ngư dân Quan Lạn. Đó là

tấm lòng hướng về những người khai hoang lấn biển, đắp đê lập đất phá núi san đồi, tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện trong tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng, thờ các vị tiên công.

Tựu chung lại sợi dây nối kết văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn với cộng đồng cư dân Quảng Ninh là lòng yêu nước căm thù giặc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng ngưỡng mộ chân chính hướng về những người có công. Trong quá trình giao lưu ngư dân Quan Lạn vừa lưu giữ được những sắc thái riêng gắn liền với điều kiện sống, lao động, sinh hoạt và đấu tranh của mình, vừa tiếp thu và tạo ảnh hưởng làm phong phú văn hoá tinh thần của mình và của cộng đồng cư dân Quảng Ninh.

KẾT LUẬN

Thông qua việc tái hiện, mô tả những nội dung và hình thức biểu hiện trong đời sống văn hoá của ngư dân xã đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử, ta có thể rút ra những nhận xét sau:

1. Những nét cơ bản trong đời sống vật chất của cư dân đảo Quan Lạn từ ăn, ở, mặc cho đến các những hoạt động kinh tế đều mang đầy đủ đặc trưng của thiên nhiên vùng biển đảo. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự phong phú về điều kiện địa hình cũng như tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên tính đa dạng trong lĩnh vực kinh tế với đầy đủ các ngành nghề mà quan trọng nhất là kinh tế ngư nghiệp. Với vai trò là hoạt động kinh tế chủ yếu, ngư nghiệp có tác động chi phối không chỉ đến các mặt trong văn hoá vật chất mà còn quy định cả quan niệm tâm linh, nội dung cũng như hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần. Mặc dù quan hệ giữa con người trong sản xuất rất đa dạng song quan hệ hợp tác giữa chủ thuyền với bạn thuyền, giữa bạn thuyền với nhau là những quan hệ chủ yếu.

2. Sinh hoạt văn hoá tinh thần phong phú về nội dung và hình thức biểu hiện. Nội dung của đời sống văn hoá tinh thần của ngư dân xã đảo Quan Lạn không chỉ thể hiện quan niệm tâm linh mà còn ghi đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc của điạ phương. Sự hoà quyện giữa yếu tố tâm linh và tính lịch sử trong tâm hồn lạc quan, phóng khoáng của ngư dân nơi biển đảo hùng vĩ đã tạo ra nhiều yếu tố tiến bộ trong sinh hoạt văn hoá tinh thần: không cầu kì về mặt nghi lễ, không có hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ tín ngưỡng tôn giáo như mê tín, dị đoan, đồng bóng. Đồng thời thể hiện đầy đủ tính cộng cảm, uống nước nhớ nguồn của dân tộc, lòng ngưỡng mộ chân chính hướng về những người có công, những vị anh hùng dân tộc. Đây là những giá trị đáng trân trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của ngư dân Quan Lạn, và cũng là giá trị văn hoá truyền thống cần được bồi đắp và phát huy trong đời sống xã hội ngày

nay. Sinh hoạt văn hoá tinh thần không chỉ làm phong phú đời sống thường nhật của ngư dân mà còn trở thành một tiềm năng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội ở địa phương. Thông qua những hoạt động văn hoá tinh thần đó nếp sống đạo đức xã hội được hình thành, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống dân tộc khiến con người sống thiện hơn, có kỉ cương và biết hy sinh hơn.

3. Sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân Quan Lạn như quan hệ hợp tác trong sản xuất, các lễ nghi tín ngưỡng-tôn giáo thờ cúng thần bản mệnh làng xã như thờ Thành hoàng làng, thờ Mẫu…, hoạt động lễ hội và diễn xướng dân gian. Điều này được lý giải bởi điều kiện cư trú hải đảo, sự giao lưu tiếp xúc với đất liền còn nhiều hạn chế, do đó nhu cầu giao lưu tình cảm trong cộng đồng càng cao. Họ gắn kết với nhau không chỉ trong đời sống lao động ngư nghiệp vất vả khó khăn, mà còn cùng vui chung, cùng hưởng thụ những sản phẩm văn hoá do chính cộng đồng mình tạo ra. Trải qua các thế hệ, những sinh hoạt mang đậm tính cộng đồng này đã có tác dụng như một sợi dây mềm mại gắn kết cộng đồng, góp phần tạo nên truyền thống đoàn kết.

4. Là người trực tiếp đi sâu nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân đảo Quan Lạn, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: trước hết cần phải biết vận dụng chọn lọc, sáng tạo những kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ tốt đẹp trong sản xuất của các thế hệ đi trước trong hoạt động kinh tế của cư dân trên đảo hiện nay; do sự phong phú về hình thái tín ngưỡng tôn giáo, chúng ta phải nắm vững đặc điểm nhận dạng của các hình thái đó, có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để nâng cao trình độ dân trí, giáo dục ý thức giữ gìn phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dưới góc độ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ tín ngưỡng - tôn giáo khi đời sống xã hội nâng cao, sự thương mại hoá các hoạt động sinh hoạt

cộng đồng. Sở văn hoá thông tin tỉnh cần có nhiều dự án để khôi phục và bảo tồn kho giá trị văn hoá của ngư dân Quan Lạn nói riêng và ngư dân tỉnh Quảng Ninh nói chung - một kho tàng đặc sắc song ít được biết đến. Đồng thời cần có kế hoạch khai thác có hiệu quả các hoạt động văn hoá như một nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là loại hình kinh tế du lịch văn hoá - lịch sử.

Trên cơ sở đó, đời sống văn hoá địa phương sẽ được nâng lên một nấc thang mới thực hiện mục tiêu chung là xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, góp phần thực hiện nhiệm vụ “xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội” (Nghị quyết hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khoá IX).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (2001), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc Hà Nội.

2. Ban Kinh tế đối ngoại tỉnh Quảng Ninh (1998), Quảng Ninh tiềm năng và

triển vọng, UBND tỉnh Quảng Ninh.

3. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Đông Châu (1924), Khảo về địa dư và lịch sử tỉnh Quảng Yên, báo Nam

Phong số 84.

5. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1992), Quảng Ninh lịch sử và danh thắng, NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh.

6. Trương Chính (1978), Sổ tay văn hoá Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội.

7. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, nxb sử học,

Hà Nội.

8. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng - tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội.

9. FREUD, Lương Văn Kế dịch (2000), Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Hội văn nghệ Quảng Ninh (1974), Ký Quảng Ninh, NXB Quảng Ninh, Quảng Ninh.

11. Lê Như Hoa (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá thông

tin, Hà Nội.

12. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên) (2004), Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội.

13. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đỗ Văn Ninh (1997), Huyện đảo Vân Đồn, Uỷ ban nhân dân huyện Vân

15. Đỗ Văn Ninh (1971), Tìm lại dấu vết Vân Đồn lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Đỗ Văn Ninh (2001), Thương cảng Vân Đồn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

17. Lê Xuân Quang (1996), tập 1, Thờ thần ở Việt Nam, NXB Hải Phòng, Hải

Phòng.

18. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (1992), tập IV, Nxb

Thuận Hoá, Huế.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (2005),

tập III, Nxb Thuận Hoá, Huế.

20. Đỗ Phương Quỳnh (1993), Quảng Ninh miền đất hứa, NXB Thế giới, Hà

Nội.

21. Thi Sảnh (1982), Quảng Ninh, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

22. Thi Sảnh (1993), Thần đền Cửa Ông, Quảng Ninh- UBND phường Cửa Ông.

23. Thi Sảnh (2001), Văn hoá nghệ thuật Quảng Ninh từ một góc nhìn, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh.

24. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh (2003), Hát chèo đường - sự tiếp

biến văn hoá vùng miền.

25. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Quảng Ninh (1991), Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới, Quảng Ninh.

26. Hoàng Minh Thảo (1988), Thế trận Bạch Đằng 1288, Tạp chí khảo cổ học, số 4.

27. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28.Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

29. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở

30. Trung tâm khoa học tín ngưỡng và tôn giáo (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng - tôn giáo dân gian ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

31. Nguyễn Khắc Tụng (1979), Quá trình chuyển biến của nhà người Việt gốc

ở huyện đảo Cẩm Phả, Tạp chí khảo cổ, số 4.

32. Nguyễn Đức Tý (2006), Lễ hội Quảng Ninh, Sở văn hoá thông tin Quảng Ninh.

33.Uỷ ban nhân dân huyện Vân Đồn (2008), Kịch bản lễ hội truyền thống

Vân Đồn.

34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 1, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 2, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Địa chí Quảng Ninh (2001), tập 3, Nxb Chính trị - Quốc gia, Hà Nội.

37.Đặng Nghiêm Vạn (2000), Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38.Đặng Nghiêm Vạn (1994), tập 1, Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

39.Đặng Nghiêm Vạn (1994), tập 2, Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40.Viện Sử học (1989), Đô thị cổ Việt Nam.

41.Nguyễn Thanh Vỹ (1995), Mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), Tập san văn hoá thông tin, Quảng Ninh

STT Họ và tên Tuổi Giới tính Địa chỉ Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phạm Quang Dung Phạm Thế Duật Hoàng Văn Thọ Nguyễn Thúc Ngai Phạm Thị Thái Đỗ Văn Hoà Vũ Thị Tươi Phạm Thế Quang Hoàng Đình Đô Nguyễn Văn Phước

78 66 76 75 74 52 46 60 52 68 Nam Nam Nam Nam Nữ Nam Nữ Nam Nam Nam Thôn Đoài

Thôn Đông Nam

Thôn Thái Hoà Thôn Thái Hoà Thôn Đoài

Thôn Đông Nam Thôn Hải Yến Thôn Đoài Thôn Hải Yến Thôn Thái Hoà

Bí thư chi bộ xóm Nguyên trưởng ban văn hoá. Ngư dân Ngư dân Ngư dân Ngư dân Ngư dân

Hai giáp trước hội chèo bơi

Tướng giáp Đoài Bắc Võ, Tướng Đông Nam Văn trong lễ hội truyền thống

Sắc phong thời Nguyễn

PHỤ LỤC

Đánh bắt trên biển

Bàn thờ gia tiên trong một gia đình ngư dân

Một phần của tài liệu Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử (Trang 88 - 103)