Điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 40)

Nếu ở điểm nhìn bên ngoài, người trần thuật kể lại sự kiện với thái độ khách quan, điềm nhiên, lạnh lùng thì ở điểm nhìn bên trong, khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật đã được rút ngắn lại, có khi còn trùng với nhân vật. Từ góc độ này, người trần thuật có thể thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật và trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật đó.

Cùng sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong để khắc họa hiện thực của con người và đất nước sau 1975 nhưng mỗi tác giả có một nét đặc sắc riêng. Nếu Nguyễn Minh Châu lựa chọn điểm nhìn bên trong để thể hiện hậu quả đau thương của con người sau chiến tranh, thì Ma Văn Kháng lựa chọn điểm nhìn bên trong để khám phá cuộc sống trong chiều sâu tâm hồn của con người. Cỏ lau là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau 1975. Ở tác phẩm này, từ điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, Lực đã kể với người đọc cuộc đời và số phận nghiệt ngã của mình. “Ông già tôi đã đi qua nỗi mất mát từ bao nhiêu năm nay, giờ ông già tôi hẳn cũng đã quên tôi. Thai cũng vậy, giờ Thai cũng đã có một cuộc đời khác, một người chồng khác với một lũ con cái, nỗi đau khổ ghê gớm vì mất tôi cũng đã qua đi từ lâu. Vậy cho nên, đáng lẽ chỉ còn là một kỷ niệm về một người đã khuất, việc tôi đang còn sống đối với hạnh phúc gia đình riêng của Thai hiện tại sau bao nhiêu năm vất vả chả khác nào một điều hăm dọa, tôi chả khác nào một người khách đến không đúng lúc. Tôi chỉ làm rối thêm cuộc sống, tôi chỉ quấy rầy số phận đã an bài”

[4,tr.470]. Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, đã cắt ngang hạnh phúc lứa đôi và xót xa hơn, nó đã để lại một nỗi đau, một vết thương không thể lành trong cuộc đời người lính. Phải chăng chiến tranh mặc dù đã đi qua song nó vẫn để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

lại một nỗi đau âm ỉ, day dứt trong tâm hồn của những người đang sống, nó sẽ còn là nỗi đau dai dẳng mãi tới nhiều thế hệ mai sau.

Trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng, không ít tác phẩm, nhà văn lựa chọn cho mình một vai phù hợp để nhập vào người trần thuật. Do đó người trần thuật tự do bày tỏ cảm xúc nhưng vẫn có thể quan sát được biểu hiện của nhân vật. Có thể kể đến vai nhân viên cùng phòng (Trung du chiều mưa buồn); vai người cháu (Miền an lạc vĩnh hằng); vai người hàng xóm (Người giúp việc, Tóc huyền màu bạc trắng, Suối mơ); vai học sinh (Thầy Khiển)

Trong truyện Trung du chiều mưa buồn, với vai trò của một nhân viên cùng phòng, người trần thuật đã kể lại câu chuyện vô tình bất nhân của bà Nhàn từ điểm nhìn bên trong.

Câu chuyện được mở đầu với tình huống bà Nhàn tức giận bước vào phòng, theo sau là người em rể của bà mới từ quê lên. “Người đàn ông có một khuôn mặt thoạt ai nhìn thấy cũng đau đớn và kinh hoàng. Một khuôn mặt diễn tả trung thành nỗi nghèo cực, khổ ải dài lâu và cơn túng quẫn tột cùng ở

thời hiện tại” [25,tr.109]. Người đàn ông bần hàn ấy lên gặp bà Nhàn không

phải để vay nợ, cũng không phải để xin ăn. Anh ta tìm bà Nhàn để mong sao đáp ứng tâm nguyện của người vợ đang trong cơn nguy kịch: “Nhà em bị lần này không chắc qua khỏi …, hễ tỉnh là cô ấy cứ một hai rằng em phải về đón được chị lên. Bây giờ cô ấy chỉ có chị là ruột thịt - là cô ấy bảo thế”

[25,tr.110].

Đối lập với người em rể nghèo khổ là bà Nhàn “đã năm mươi tuổi, bà

vẫn giữ được nét duyên dáng thời thanh xuân”. Bà Nhàn là người sang trọng,

nhàn nhã, sung sướng, là vợ của một cán bộ cấp cao. Nhưng điều mà khiến độc giảcũng phải ngạc nhiên đến sửng sốt là bên trong con người có dáng hình đẹp đẽ kia lại là một tâm hồn lạnh lùng, ích kỷ đến độc địa, tàn nhẫn. Bà Nhàn luôn gặp may mắn so với cô em gái của mình. Trời cho bà xinh đẹp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

nhan sắc, lấy được ông chồng có địa vị và giàu sang, còn cô em gái của bà đen đủi, xấu xí và mãi mới lấy được một anh thương binh hạng 4/6.

Theo mạch kể của người nhân viên cùng phòng, câu chuyện của gia đình bà Nhàn ngày càng được hiện ra rõ nét, chân thực trước mắt người đọc. Mặc cho người em rể quỵ lụy, khẩn cầu, van xin, bà Nhàn vẫn lạnh lùng, thờ ơ, vô tâm, bất nhẫn. Không những bà không có ý định về thăm người em gái đang ốm đau, hoạn nạn, và có nguy cơ không qua khỏi mà bà còn nhiếc móc, dè bỉu và nghĩ xấu về hai đứa em. Dọc theo mạch truyện, người đọc đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bởi thái độ vô tình, ích kỷ, tráo trở đến táng tận lương tâm của bà Nhàn. Dường như bà ta chưa từng biết rằng trên đời này bà còn có một cô em gái. Bà dửng dưng trước lời thỉnh cầu muốn gặp chị lần cuối trong phút hấp hối của đứa em ruột. Bà đã đi đến tận cùng của cái ác. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bà Nhàn trước cái chết của người em khiến ta cảm thấy ghê sợ về sự xuống cấp đạo lý, tình nghĩa ở con người.

Nhà văn đã thật đúng đắn khi chọn cho mình vai người cùng phòng. Bởi từ ngôi kể thứ nhất (chúng tôi), từ điểm nhìn bên trong, người trần thuật có thể kể lại diễn biến sự kiện một cách chi tiết, rành mạch. Bên cạnh đó, với vai trò của một nhân vật trong tác phẩm, người kể chuyện còn có thể bộc lộ thái độ, quan điểm, tình cảm, suy nghĩ của mình: “Chúng tôi ái ngại cho người đàn ông, và sợ rằng ông sẽ không chịu đựng nổi thái độ rất vô sỉ của người chị vợ mình” [25,tr.111]. “Trời. Tôi thấy mình như tê dại. Tôi nhầm hay thư viết sai … Một lần nữa chúng tôi lại bị bất ngờ và lần này chúng tôi

như chết lặng” [25,tr.123].

Cùng với việc dẫn dắt các tình tiết, sự kiện, người trần thuật đã không ngần ngại thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình. Nhân vật tôi có vai trò định hướng tư duy, tư tưởng, tình cảm cho độc giả. Nhà văn Ma Văn Kháng đã phát hiện và đề cập đến một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay: đó là sự vô tâm, thờ ơ, dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác; đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

thói ích kỷ xấu xa. Nhà văn đã báo động và cảnh tỉnh trước người đọc một tình trạng đáng lo ngại của xã hội thời hiện tại.

Ở truyện Người giúp việc, nhà văn hóa thân thành người hàng xóm để quan sát, trần thuật những sự kiện diễn ra trong gia đình Hoằng kể từ khi có bà cụ Mạ về giúp việc. Từ ngôi thứ nhất, người trần thuật đã khắc họa những ấn tượng đầu tiên khi gặp bà cụ Mạ: “Phút đầu tiên gặp bà cụ ở cái máy nước công cộng, thấy bà cụ thành thạo vặn cái vòi rô - bi - nê, nhắc nhở trẻ con xếp hàng thứ tự sau trước, thái độ rất hiền hòa, tôi nghĩ bà cụ vốn đã quen thuộc với sinh hoạt phố phường. Nhưng chỉ thoáng sau tôi đã nhận ra, bà cụ chẳng dấu nổi vẻ quê mùa ở cái động tác khom cổ đổi vai gánh đôi thùng nước, ở cái dây yếm đeo trên khúc cổ gầy và cái quần chân quê bạc phếch

cứng quèo của mình”. [25/346]. Bà cụ Mạ không chỉ làm trọn bổn phận của

người giúp việc mà ở bà, ta còn thấy một tình yêu thương chân thành tự nguyện đối với con trẻ. Bà cụ đã nhập cuộc bén ngọt vào gia đình Hoằng. Đến mức, “nghe cái khúc luyến láy bà cụ ngọt ngào dỗ dành đứa trẻ bốn tuổi và ru rín đứa trẻ mới sinh của vợ chồng Hoằng (…) và buổi trưa bảo trẻ con hàng xóm đi chơi, trật tự cho vợ chồng Hoằng nghỉ ngơi, còn mình thì ngồi ở

hàng hiên lẩn mẩn nhặt sạn trong giá gạo để sửa soạn bữa chiều” nhân vật

tôi lại nghĩ rằng “đây đích thị là người mẹ đẻ ra Hoằng hoặc mẹ vợ Hoằng ở quê mới lên thăm nom con cháu”.

Bà cụ vừa chịu khó lại khéo dỗ trẻ, bà thực sự là một bảo mẫu về trí tuệ và tình cảm cho những đứa con của vợ chồng Hoằng. Từ khi có bà cụ về giúp việc, vợ chồng Hoằng có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc. Rõ ràng bà cụ Mạ đã làm lợi cho gia đình Hoằng rất nhiều. Cái lợi trực tiếp mà không thể dùng gì đo đếm được là hai đứa con Hoằng. “Đứa bốn tuổi, đứa sáu tháng, còn trong thời kỳ trứng nước. Hu hi, váng mình sốt mẩy, dị ứng, cảm mạo là chuyện cơm bữa. Viêm V.A, sốt mọc răng, sởi, thủy đậu, bỏng rạ là những biến động tất nhiên … Nay chúng được dìu dắt, giữ gìn, tránh né

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 khỏi các sự tai biến. Chúng được bàn tay Phật ân ưu độ trì. Chúng được bảo

hiểm, được an toàn” [25,tr.351]. Bà cụ cùng một lúc đóng trọn hai vai: kẻ hầu

hạ và người bà thật sự của hai đứa trẻ. Nhưng khi những đứa trẻ đã qua thời kỳ trứng nước thì vợ chồng Hoằng không còn cần tới bà cụ nữa. Họ đã bàn mưu tính kế để đuổi bà cụ ra khỏi nhà. Vợ Hoằng và mẹ vợ Hoằng thì nói bóng nói gió, chửi cạnh chửi khóe để sỉ nhục bà cụ. Còn Hoằng thì thể hiện rõ là một kẻ nhu nhược không có chính kiến. Bọn họ trở thành những kẻ vong ơn bội nghĩa, vắt chanh bỏ vỏ.

Từ điểm nhìn bên trong, người trần thuật đã thể hiện rõ thái độ, tình cảm của mình với bà cụ Mạ: đó là thứ tình cảm vừa thương vừa giận, vừa nâng niu, trân trọng, ngợi ca vừa trách móc.

Tác giả trân trọng ngợi ca tấm lòng nhân ái của bà cụ: “Tôi, kẻ ở bên lề cái đời sống của gia đình nọ, nhiều lần đã phải rưng rưng vì nhận ra điều bấy lâu bị chìm lấp trong cái mớ bòng bong rắm rối của thói đời đen bạc, con người dẫu không là máu mủ ruột rà, vẫn có thể đầy lòng nhân ái sống bên

nhau như máu mủ ruột rà”. Nhưng ở một khía cạnh khác, nhà văn lại nêu lên

một vấn đề mới, tình yêu, sự nhân hậu rất cần cho cuộc sống song tình yêu, sự nhân hậu phải đặt đúng chỗ. Nếu không con người ta sẽ trở thành nạn nhân đáng thương: “Khốn khổ thay cho bà cụ thật thà! Cái thật thà, thơ ngây, cái lòng vị tha bản năng, không sở cứ và vô duyên. Điều tưởng là cao thượng hóa ra chỉ là cái thói hay xúc động dễ dãi và thứ tình cảm mù quáng của kẻ quen

phận nô bộc. Là nạn nhân mà không biết mình là nạn nhân”. Bà cụ Mạ

không có nhu cầu thoát khỏi kiếp đi ở. Bà sẵn sàng chịu đựng sự mắng chửi, sự xỉ nhục và cả sự lừa dối của người đời để đi ở chứ nhất định không chịu về quê với con cháu. Dòng máu nô lệ đã thấm vào máu của bà từ thủa nhỏ, từ đời ông cha, trở thành một tập tính cố hữu. Nhà văn đề cập đến tâm lý nô lệ, thói quen ỷ lại vẫn đang tồn tại dù ít dù nhiều trong mỗi con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

Sử dụng điểm nhìn bên trong, người trần thuật được coi là người tham dự vào câu chuyện như là một nhân vật, được gia nhập vào hội thoại, được nhận xét trực tiếp, được nói tiếng nói của mình. Hình thức trần thuật này có tính bộc lộ chủ quan và mang sắc thái cảm xúc cao.

Cùng sử dụng điểm nhìn trần thuật bên trong nhưng Ma Văn Kháng và Nguyễn Khải có nhiều điểm khác nhau trong nội dung thể hiện. Nguyễn Khải thường dùng điểm nhìn bên trong để viết nên những dòng tự truyện hấp dẫn. Trong Nghề văn cũng lắm công phu, nhân vật tôi đã kể về quá trình đến với văn học, từ chập chững, qua trau dồi, rèn luyện mà trở nên vững vàng. Đem cuộc đời mình ra viết với một sự thành thực, ở những truyện ngắn này, người trần thuật hiện lên như một bức chân dung tự họa mà phần linh hồn của nó là những trăn trở, suy tư, là quá trình tự ý thức để vượt lên chính mình trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp văn chương.

Ở những truyện sử dụng điểm nhìn bên trong, Ma Văn Kháng thường lựa chọn cho mình một vai phù hợp để nhập vào người trần thuật, do đó tác giả vừa quan sát được những biểu hiện của nhân vật vừa có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình.

Trong vai một người hàng xóm, nhà văn đã kể lại khá tỉ mỉ cuộc sống của anh Rư: anh Rư là người có bản tính hiền lành, chịu khó, đặc biệt anh là người yêu thương vợ hết mực. Với tình yêu ấy, anh có thể cải biến thực tại: anh đắp đập, khơi dòng, trồng cấy. Sự cần cù chịu khó của anh khiến cho nhân vật “tôi” đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. “Lần đi vắng một tuần trở về này, tôi vẫn có cảm giác chân mình lạc bước. Đập ngay vào mắt tôi là cảnh quan lạ lẫm, khác thường của nơi hẻm núi quen thuộc. Giờ đây, cỏ lau đã được phát quang. Bên bờ trái, nơi bù hoang kết đọng đã được vét sạch và rải đều một lớp cuội trắng phau. Qua vòm lim che phủ ở tít trên cao, nắng lọt xuống lỗ đỗ những cái chấm vàng nhảy nhót vô tư trên dòng suối thông dòng long lanh thanh tĩnh” [25,tr.705]. Khung cảnh tươi đẹp hài hòa ấy gần như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

sắp hoàn thành thì anh chuyển sang một công việc khác. Anh đào giếng lấy nước cho vợ tắm. Anh coi việc đào giếng là nét chấm phá cuối cùng tạo nên sự hoàn thiện cho giấc mơ của anh về một thiên đường hạnh phúc nơi rừng xanh núi đỏ, nhưng trớ trêu thay nó cũng là nguyên nhân kết thúc tấn bi kịch của đời anh.

Đứng ở vị trí quan sát vô cùng tiện lợi - một người hàng xóm thân thiện, nên người kể có thể nhận rõ sự kiện diễn ra trong cuộc sống của anh Rư: những biểu hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt của anh và thói lăng loàn của người vợ. Nhân vật “tôi” được chứng kiến sự bào mòn cả về thể xác lẫn tinh thần của anh nên càng về cuối lời văn càng chua xót, đau đớn: “Không một lời nhờ cậy vợ, anh như con dúi dũi đất, một thân một mình trần lực ra làm, lặng lẽ cô đơn (…) Chỉ có tôi chiều chiều bế con ra thăm anh (…) Tôi gọi anh, tiếng âm vang (…) Tôi rùng mình, sờn cả gai ốc khi nhìn thấy âm ty địa ngục” [25,tr.717]. Càng kể, lời trần thuật càng trào dâng một niềm cảm xúc vừa giận, vừa thương: thương cho nỗi cô đơn tuyệt vọng, giận cho sự ngây thơ đến mông muội của con người. Và nỗi xót thương cho nhân vật đã đồng vọng trong lời bình luận của nhân vật “tôi”: “Cuộc sống thật trớ trêu và khốn khổ! Người vo tròn, kẻ bóp méo. Nhịn nhường hết mực mà hạnh phúc vẫn xa vời là thế … Nhưng anh là con người thực sự chân chính, không một

kẻ nào được phép lợi dụng, sỉ nhục anh! Không được phép!” [25,tr.724].

Người trần thuật luôn bộc lộ tình cảm của mình khiến cho tính chủ quan trong lời kể càng được khắc họa, tư tưởng tác phẩm được soi sáng. Hóa ra cái dòng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)