Không gian trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 46)

Không gian theo quan niệm của triết học, là phương thức tồn tại của vật chất. Không có vật thể nào, kể cả con người trong vũ trụ tồn tại ngoài không gian. Điều này cũng có nghĩa là không thể tìm hiểu con người trong sự tách rời không gian mà nó tồn tại. Với ý nghĩa là một hình thức cho các hiện tượng vật chất tồn tại, không gian mang tính khách quan. Nó có những đặc tính riêng không phụ thuộc và biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Không gian luôn là một trong những đối tượng mà con người khao khát chiếm lĩnh. Song, sự rộng lớn đến vô cùng vô tận của nó nhiều khi nằm ngoài tầm tay của con người.

Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng không gian như một phương tiện thẩm mỹ để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Không gian trần thuật không còn là không gian khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, không gian trần thuật là không gian được nhà văn lựa chọn sử dụng nhằm những dụng ý nhất định. Qua việc lựa chọn không gian trần thuật, nhà văn có thể gửi gắm những ý nghĩa, thông điệp nào đó góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm.

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về lượng không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian

vật thể còn có không gian tâm tưởng” [6,tr.109].

Không gian trần thuật mang đậm tính chủ quan của người trần thuật, nó có tính độc lập với không gian vật chất địa lý. Do không gian trần thuật mang tính chủ quan, thể hiện cái nhìn của người trần thuật và dụng ý của tác giả nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

trong không gian trần thuật, ngoài không gian vật chất còn có không gian tâm tưởng.

Ở góc độ thi pháp học, không gian trần thuật được đánh giá là một phương diện quan trọng. Nó là mô hình không gian của thế giới nghệ thuật. Sự đối lập hay liên hệ qua lại giữa các yếu tố không gian, sự lặp lại của những kiểu không gian trong tác phẩm được xem là những biểu hiện thể hiện giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Khi nghiên cứu tác phẩm tự sự, việc nghiên cứu không gian trần thuật được đặt ra như một yêu cầu không thể thiếu của quá trình nghiên cứu tác phẩm trong tính chỉnh thể.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)