Thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời con người

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 61 - 66)

Nhà văn Ma Văn Kháng thường sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để phản ánh hiện thực. Đọc truyện Ngày đẹp trời, ta gặp một cán bộ làm quan trắc khí tượng dự báo thời tiết. Người quanh vùng coi ông như là hiện thân của mọi khổ đau. Không ai hiểu được những mất mát hy sinh của ông trong quá khứ. Vết thương trên mặt trận đã lấy đi bộ mặt trai trẻ của ông, đến nỗi ông không dám trở về gặp lại người yêu xinh đẹp nhất làng. Ông sống cô đơn, không người thân thích, không ai quan tâm. Người con gái yêu ông đã dũng cảm vượt qua bao nổi chìm phũ phàng để bảo vệ trinh tiết và đi tìm người yêu qua tháng năm vô vọng. Cho đến một ngày, họ gặp nhau giữa chốn núi non xa xôi: “Anh Thiềng, mười năm năm trời em đã chờ đợi anh. Mười năm năm trời em đã đi tìm anh. Ở quê làng, thanh niên ra đi năm đợt, những ai còn sống sau chiến tranh đã trở về cả rồi. Điểm tên từng người, các cố, các cụ, các cháu trong làng nói: “Chỉ còn anh Thiềng là chưa về”.(…) Em lên tỉnh đội hỏi mười lần. Vẫn không có bảo tử của anh. Em thắc mắc và cuối cùng em không tin. Anh có hiểu em không? Em đã đi tìm anh, ở khắp các nơi”

[25,tr.255]. Khoảng thời gian mười năm năm trời đã diễn ra bao nhiêu sự kiện khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ ấy: “Thói đời đê tiện bủa vây và dồn ép. Quanh một người con gái xinh đẹp nhất làng là những lời mơn trớn thô kệch (…) Thằng anh trai, một gã đàn ông khốn nạn nhất trên cõi đời này dùng em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 gái làm vật tiến thân cầu lợi, rắp tâm cưỡng ép cô phải lấy một tên đàn anh cùng phe cánh làm ăn (…) Thằng anh trai đểu giả lừa em gái mình vào trong buồng và thả con hổ đói vào. Nhưng bản năng tự vệ đã thắng. Cô giấu sẵn một con dao lá lúa trong người. Tên vô lại đang say xỉn bị xỉa một nhát trúng ngực, gục ngay xuống đất (…) Rồi vừa hoảng sợ, vừa bình tĩnh, cô rời làng quê” [25,tr.256].

Thời gian mười năm năm trời đã gắn với bao biến cố trong một cuộc đời người phụ nữ thủy chung son sắt. Trong cô vẫn luôn khắc khoải một niềm tin tha thiết: “Anh chưa chết, nghĩa là anh còn sống ở một nơi nào đó (…) Và

cô tìm anh. Nông trường này là đơn vị thứ mười hai cô tới” [25,tr.256].

Mười năm năm là một khoảng thời gian dài dằng dặc, người con gái yêu ông đã dũng cảm vượt qua bao nổi chìm phũ phàng để bảo vệ trinh tiết đi tìm người yêu qua tháng năm vô vọng. Khi gặp lại nhau, chị đã có chồng con. Ông vẫn muốn tiếp tục chấp nhận số phận thiệt thòi của mình. Nhưng cuộc đời vốn dĩ giàu lòng nhân hậu. “Ông dìm đời mình vào khắc khổ để quên lãng. Nhưng người phụ nữ thân thiết lại muốn ông sống trong tình yêu thương bình dị. Ông không muốn làm bóng ma quấy nhiễu con người, nhưng con người lại muốn ông sống đích thực như một con người giữa nhân tình gần gụi”. Ở đây, nỗi đau nhân tình đã vơi nhẹ đi nhiều bởi những tâm hồn giàu yêu thương, tình nghĩa.

Trong truyện ngắn Đợi chờ, bằng việc khắc họa các mốc thời gian cụ thể, nhà văn đã kể về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và đợi chờ hy vọng vào sự trưởng thành ở người con gái duy nhất của ông Nhân. Để rồi sự đợi chờ của ông Nhân đã trở thành bi kịch đáng buồn của những người làm cha làm

mẹ: “Năm 1960 ông Nhân mới lấy vợ, một nữ cán bộ ông gặp và quen thân

trong nhà tù giặc. Và đứa con gái duy nhất của ông bà đã cất tiếng chào đời trong một căn hầm sâu dưới bầu trời đầy bom đạn. Bà vợ sau kỳ sinh nở đã kiệt sức, bà đành phải về nghỉ mất sức khi chưa đến tuổi già” [25,tr.219].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

Ông Nhân dành tất cả tình yêu thương và tâm sức để chăm sóc con gái. Hiếm có một người cha nào yêu quý con, tận tụy với con như ông Nhân. Ở ông, tình yêu con là thuần túy, mãnh liệt. Ở ông, hy sinh là đỉnh cao của hạnh phúc. Cô con gái càng lớn càng xinh, thông minh, học giỏi, được đi du học ở nước ngoài. Ông Nhân đã thấp thỏm chờ đợi ngày cô con gái về nước: “Sáu năm là

thế nào! Tới hôm nay là đúng 6 năm, 3 tháng, 12 ngày”. Tuy tuổi đã già và

sức khỏe giảm sút, ông Nhân vẫn muốn tạo những điều kiện tốt nhất cho con, ông dành dụm tiền để xây thêm cái gác lửng làm phòng mới cho con. Thậm chí hàng ngày ông đi bê từng viên gạch xin được ở cơ quan cũ. Ngày con gái về nước, ông đạp xe ba mươi cây số ra sân bay đón con mà không gặp, ông lại quay về. “Sẩm tối, mỏi rời hai bắp chân, ông Nhân mới về tới bờ hồ. Và lần này chắc là ông sẽ được đền bù rồi. Bến xe đã vằng và từ xa ông đã nhận ra bóng một người con gái thon gọn, khỏe mạnh đứng như ngóng đợi ai (…) Trong ông lại dâng lên một dự cảm lo âu: không khéo cả hai cha con sẽ khóc mất” [25,tr.236]. Nhưng cô con gái đứng đấy không phải để chờ ông, cô không theo ông về căn nhà “lụp xụp” mà đi theo một gã người yêu con nhà giàu. Ông Nhân thật sự hẫng hụt bởi sự đợi chờ không được đền đáp. Cạn kiệt cả sức lực và tâm lực, đêm hôm ấy ông Nhân lên cơn sốt. Bằng việc liệt kê những mốc thời gian gắn với những biến cố trong cuộc đời ông Nhân, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc mà ông dành cho cô con gái: “Lòng cha vẫn mênh mông thể tất, tuy vậy nước mắt ông Nhân vẫn ứa tràn vành mi. Ông vừa thấy giận mình, vừa thấy tủi. Và do mắt ướt nên ông không còn nhìn thật rõ con gái, một đứa con ông mang hình bóng nó theo

suốt cuộc đời mình” [25 ,tr.237].

Ông Nhân ốm nặng phải nằm viện nhưng cô con gái không hề đến trông nom, chăm sóc. “Ông nằm đấy, một mình lặng lẽ đi dần về cái chết, mà vẻ hài lòng, mãn nguyện. Nhưng đến lúc hấp hối, ông bỗng lên cơn mê sảng. Ông gào thét, ông gọi tên con (…). Hình như ông đã nhận ra cái bản tính ích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

kỷ vốn có của con người nói chung và con cái nói riêng”. Tuyệt vọng trong

chờ đợi, ông Nhân đã đi vào cỗi chết trong nỗi đau đớn, lầm lỡ của cả một đời người. Thật bi đát khi ta phải chứng kiến một người cha giàu ân nghĩa ấy mất hết lòng tin vào tình nghĩa của con người. “Tình yêu và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vô bổ ở thời hiện tại, ở lớp trẻ bây giờ chăng? Nếu vậy thì nguy hiểm quá, bởi vì đã sinh ra một bọn người bội bạc thật sự mà không nghĩ rằng mình bội bạc. Chúng sống bằng tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, chúng hút cạn sức lực của họ, rồi tuyên bố: Tình yêu là cái lỗi thời, cũ rích rồi, các cụ ạ!”. Qua suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời riêng của một người cha, tác giả nhắc nhở những bậc cha mẹ hãy cảnh giác với sự chiều chuộng, dung túng con cái của mình vì đó là mầm mống nuôi dưỡng thói ích kỷ trong chúng.

Trong truyện Suối mơ, tác giả đã khắc họa rất chi tiết những khoảng thời gian anh Rư đào giếng, anh Rư ốm và khỏi bệnh:

“Anh Rư ốm nặng quá! Ba ngày đầu anh sình sịch 40, 41 độ. Đến ngày thứ tư thì chuyển sang vừa nóng vừa rét. Nóng thì như cái lò than. Rét thì từ ruột rét ra” [25,tr.719].

“Anh Rư nằm đấy một tuần, bao nhiêu lợn gà chị Nhần đã đem đi bán

hết. Chị không biết chăm sóc chồng ốm. Nói cho đúng, chị bỏ mặc anh”[25,

tr.720].

Một tháng qua, cám cảnh cho số kiếp anh Rư” [25,tr.721].

“Phải hơn mười tháng sau, anh Rư mới hồi sức. Hồi sức bắt đầu từ đôi

chân” [25,tr. 723].

Anh Rư rất yêu quý vợ, anh chăm chỉ hăng say lao động, anh đào giếng để cải biến hoàn cảnh, để tìm một nguồn nước sạch cho người vợ của mình. Nhưng đáp trả lại sự tận tình, yêu thương chăm sóc của anh là sự phản bội trơ trẽn của người vợ. Anh dành bao nhiêu công sức và tâm huyết để đào giếng cho vợ, cái giếng đào xong thì cũng là lúc anh lăn ra ốm. Bằng cách liệt kê cụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

thể thời gian gắn liền với sự kiện, tác giả đã kể lại thật tỉ mỉ quá trình anh Rư nằm trên giường bệnh. Đó là khoảng thời gian hơn mười tháng. Trong khoảng thời gian anh Rư ốm thập tử nhất sinh thì người vợ của anh không hề thuốc thang chăm sóc. Chị ta còn dành thời gian đó để dan díu với gã nhân tình. Ở đây, nhà văn muốn nêu lên một nghịch lý của cuộc sống. Người tốt cứ tốt, kẻ xấu cứ xấu, cứ sống nhởn nhơ dựa vào sự bảo trợ của người khác mà không biết đến ân nghĩa nhân tình. Phải chăng nhà văn đang dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với những hiện tượng như thế trong xã hội.

Còn trong Người giúp việc, nhà văn dùng những điểm thời gian, mốc thời gian, khoảng thời gian để kể về trận ốm của con Hoằng: “Đêm hôm ấy, Hoằng đi công tác vắng, vợ Hoằng ở nhà theo bọn trai đi nhảy nhót ở đâu đó, tận khuya mới về. Đặt mình xuống, vặn quạt máy, vợ Hoằng lăn ra ngủ, không hề hay biết con bé chưa đầy năm nằm tơ hở toai hoải nằm đúng luồng gió quạt xối vào. Sáng sau, bế con bé, thấy người nó hâm hấp (…). Suốt ngày hôm đó con bé trên tay bà cụ, è ẹ khóc mếu, hai mắt đỏ rực (…). Chiều đến, nó nóng như hòn than (…). Nửa đêm, nhiệt độ đứa bé tăng lên bốn mươi hai, sợ quá, bà liền gọi xích lô đưa nó đến bệnh viện cấp cứu (…). Sáng hôm sau Hoằng đi công tác về, vội vã vào bệnh viện. Lát sau mới thấy mặt vợ còn nguyên son phấn bên giường con (…). Sau gần tháng trời bồng bế nâng giấc đứa bé giành lại nó từ tay thần chết, bà cụ hốc hác, teo tóp hẳn đi”

[25,tr.351-352].

Nhà văn đã liệt kê liên tiếp, dồn dập các mốc thời gian để thuật lại một trận ốm nặng của đứa trẻ nhà Hoằng. Đứa bé bị viêm phổi cấp, lại không cấp cứu kịp thời. Bởi mẹ nó đâu có quan tâm đến nó, mẹ nó còn thích “ham chơi

nhởn và hưởng thú vui”. Bà cụ trên danh nghĩa là người giúp việc, người làm

thuê nhưng nếu không có tấm lòng thực sự yêu thương con trẻ, bà cụ đã không thể làm được những việc như thế. Việc liệt kê các mốc thời gian liên tục đã góp phần diễn tả tính trầm trọng trong căn bệnh của đứa bé, đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

diễn tả công sức khó nhọc biết bao khi bà cụ đã dành lại đứa bé từ tay tử thần. Về điều này, chính nhân vật “tôi” (Người hàng xóm) đã từng phải khẳng định:

“Rõ ràng là đứa bé đã trở lại với đời còn bằng tình thương yêu ruột thịt của bà cụ giúp việc. Bây giờ nhìn đứa bé vừa đầy tuổi, sởn sơ, hồng hào đang rờ rẫm lò dò tập đi, thật không thể nào tính được bà cụ đã trút ra bao nhiêu công sức và tình thương để phục hồi lại cái sức lực đã có lúc cạn kiệt của nó”

[25 ,tr.354].

Và trong Một chốn nương thân, nhà văn đã kể về sự đợi chờ những người duyệt cấp nhà đến tuyệt vọng của gia đình Xuân: “Năm giờ ba mươi chiều, mâm cơm khách đã sắp xong. (…) Gần sáu giờ, Xuân trở vào, mặt như dính nhọ, ngơ ngác thất thần. Bà cụ trấn an: “Người ta đã hẹn là người ta đến. Chắc là còn phải tạt qua một vài đám nữa”. (…) Mười giờ đêm, sau bao nhiêu thấp thỏm, nấn nán, hốt hoảng đau buồn quá, cả nhà đành ngồi vào mâm. Từ thằng Hải đến bà cụ, không ai nói một câu. Mấy đĩa thịt, ai cũng hiểu là dành cho khách nên còn nguyên. Xuân cắm mặt xuống chiếu. Cố vớt vát chút hy vọng. (…) Hôm sau, hôm sau nữa, Xuân đi đâu tối mịt mới về. Không nói không rằng, Xuân ôm đầu, chúi vào góc giường bật khóc. Tiếng

khóc không kìm giữ, hờn tủi, đau đớn nức nở hàng hồi” [25 ,tr.318].

Nhà văn trần thuật tỉ mỉ thời gian chờ đợi nhằm khắc họa sâu sắc hoàn cảnh bí bó và bế tắc của gia đình Xuân. Cuối đoạn là hình ảnh Xuân bật khóc tức tưởi. Xuân đã không ngần ngại lăn xả để tìm giải pháp, tìm lối thoát khỏi hoàn cảnh, cô đã đấu tranh gay gắt và quyết liệt để cải biến thực tại. Nhưng tiếc thay, sức đấu tranh của một người phụ nữ như Xuân còn quá nhỏ bé và yếu ớt so với xã hội rộng lớn và đầy rẫy nhiễu nhương phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)