Không gian làng quê

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 55 - 57)

Bước sang thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng không chỉ viết nhiều về cuộc sống của người dân chốn thành thị, mà còn có những truyện ngắn hay về chốn thôn quê với những trang viết miêu tả bức tranh quê thật yên bình, tiêu biểu như Trái chín mùa thu, Trăng soi sân nhỏ, Quê nội, Bến bờ, Đầm sen, Ngoại thành

Khung cảnh chiều thu nơi đồng nội được nhà văn khắc họa như một bức tranh tao nhã trong Trái chín mùa thu: “Dưới chân đê lợp một lớp cỏ mùa thu xanh mướt, con trâu trắng nhà ai đang xoải đều bốn vó. Con trâu non, sừng mới hơn gang nhưng trường mình, lực lưỡng, có những bước nhảy dài khoan thai, nhẹ bẫng, rập rờn, đẹp như ngựa phi nước đại (…) Nồm nam từ mặt sông phất lên như quạt rười rượi mát. Tràn qua mặt đê, hơi gió chiều quẫy lộng những tầu sen như những chấm hồng dưới chân đê bên này (…) Cảnh chiều thu nơi đồng nội đơn sơ thầm thì niềm hào hứng như một tấm

lòng nhân từ, bao dung” [25,tr.124]. Sống trong khung cảnh hiền hòa ấy, con

người thấy mình trở nên nhân hậu hơn, cao đẹp hơn.

Trong truyện Ngoại thành, vợ chồng Hoan và Dân đã thốt lên những lời ngợi ca chốn ngoại thành: “Ngoại thành! Miền vây bọc ngoại vi thành phố. Buổi bình minh thuở sáng thế, món quà tặng đơn sơ của tự nhiên. Ngoại thành, miền vô danh, đất mộc đầm hoang, bóng tối còn phủ trùm và không khí chưa giải tỏa. Ngoại thành, vùng thời gian không đi, nơi im ắng vô thanh, miền thiên khải của thượng đế, nơi cuộc sống chưa vong thân, bốn phương non nước bao la như hăm he dọa nạt, như dang tay chào đón khách tang

bồng” [25,tr.581]. Không gian rộng lớn, trong trẻo chốn ngoại thành là nơi lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

lạc quan tin tưởng trong lao động, họ đã tạo lập được một cơ nghiệp ở ngoại thành. Đó là mảnh đất phù hợp với bản chất thật thà chất phác của họ. Ở đó họ đã đổ bao mồ hôi công sức để sinh cơ lập nghiệp và sinh con đẻ cái. Ngoại thành là nơi để họ xa rời kẻ ác, xa rời sự bon chen điên đảo chốn thị thành.

Với vợ chồng Hoan, không gian ngoại thành yên bình, đẹp đẽ, đối lập hoàn toàn với không gian thành phố với những ngõ chật hẹp “những căn buồng thiếu ánh sáng, thiếu không khí, đầy ắp người và tiện nghi”

[25,tr.103]. Ở thành phố, con người phải sống bon chen, giành giật, thậm chí thù hận lẫn nhau. Còn ở ngoại thành, Hoan và Dân được sống trong khung cảnh đẹp đẽ, êm ái, cây trái bốn mùa tốt tươi, sản vật dồi dào phong phú. Họ như chim sổ lồng, họ được sống với chính mình.

Ma Văn Kháng còn viết về một vùng quê miền trung anh dũng trong quá khứ và vất vả nghèo khó trong hiện tại (Quê nội). “Một vùng quê muôn ngàn lần đáng kính, từ những ngày đã qua và ngay cả hiện tại (…) Một làng quê cổ từ bàn chân có ngón cái bãi rộng của bà. Một làng quê đã chịu bao vất vả thương đau (…) Một làng quê bề ngoài tầm thường nhưng thật sự gan

góc, anh hùng” [25,tr.217]. Miền quê anh dũng kiên cường ấy sinh ra những

người con quả cảm như mẹ cái Thía nhưng cũng lại là nơi sinh ra những người vô ơn bội nghĩa như bố của Thủy Tiên. Bố con Thủy Tiên về thăm quê nhưng dường như hoàn toàn xa lạ với cuộc sống vất vả lam lũ nơi đây. Vốn quen cuộc sống nhung lụa, hai bố con thấy sợ sự oi bức và cảm thấy chỗ nào cũng không được sạch sẽ. Nhà văn đã phản ảnh chân thực bản chất của một số người trong xã hội mới: đó là những người thực dụng, cố tình quên đi nguồn cội, quên quê hương xứ sở, quên nơi chôn rau cắt rốn của mình. Họ chỉ biết có tiền và quyền lực để phục vụ những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đó là bản tính bội bạc, ích kỷ trong con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 55 - 57)