Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 61)

Một trong những nét đặc sắc trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là ở chỗ ông đã tạo dựng không gian trong tầm nhìn của nhân vật. Mọi sắc thái, mọi biểu hiện của không gian ngoại cảnh đều được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhân vật cảm nó, nắm bắt nó và bộc lộ mình trong nó. Vì thế không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là thứ không gian hướng nội, không gian mang lại nỗi lòng nhân vật, gắn với nội tâm nhân vật. Không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu soi tỏ mọi ngõ ngách tâm tư, mã hóa cung bậc cảm xúc của nhân vật.

Ma Văn Kháng hay nói đến không gian của những chiều mưa, những đêm mưa. Chiều mưa, đêm mưa xuất hiện trong nhiều tác phẩm: Trung du

chiều mưa buồn, Mưa đêm, Ngày chủ nhật mưa ngâu … Không phải ngẫu

nhiên mà tác giả lại sử dụng không gian đó. Khung cảnh mưa thường có chức năng khơi gợi tâm tư. Trong không gian ấy, con người cũng dễ bộc lộ những suy tư của mình.

Trong Trung du chiều mưa buồn, mưa đã chứng kiến đám tang buồn thương của người em gái xấu số:“Mưa. Mưa ngâu, thấm đẫm không gian miền thượng trung du ướt át một nỗi buồn thê thiết. Hạt mưa lơ lửng, phủ trắng mờ những eo đồi vắng lặng lúp xúp các bụi cây hoang dại. Cây cọ không diễn đạt nổi một khúc xạ ý tưởng thơ mộng nào. Dáng nó cằn, bóng nó trơ trọi giữa sa mù, đầy vẻ giá lạnh cô đơn. Vệt bánh xe bò quằn quại, chồng chất hỗn độn ven đồi đất vàng ệch như trích đoạn của bức tranh cô liêu, buồn đến tận cùng xương tủy. Cỏ hỗn hung hãn xâm chiếm mặt đường, quệt ràn rạt

vào bánh xe lăn chậm chậm” [25,tr.118]. Không gian đó trở nên thật rầu rĩ và

tang tóc như để khóc thương cho người em gái xấu số đã vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Nỗi xót xa, ai oán trống vắng, sự thương cảm như chứa chất trong từng hạt mưa, xuyên thấm cảnh mưa. Cảnh mưa khiến con người chạnh lòng hay sự tang tóc mất mát khiến cảnh mưa thêm rầu rĩ khó có thể tách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55

bạch. Người đọc không thể quên cảnh bốn người đàn ông ướt dầm dề khiêng cái quan tài đóng vội bằng ván cánh cửa hở huếch hoác trong đám tang ấy. Đó là đám tang của một con người nghèo khổ. “Mưa ướt dầm mái tóc rậm bù của người đàn ông, trông ông lại sa sút, tiều tụy hơn cái hôm ông đến cơ quan chúng tôi. Sáu đứa trẻ sút sít bằng nhau lốc nhốc một đám, đứng cạnh cha, rỉ ri khóc. Hương thắp rồi lại tắt! Lại phải quay nón đốt giấy thắp lại. Gió rũ phành phạch tàu lá cọ trên cao, bóng người siêu dạt dật dờ trong hoàng hôn

tím sẫm” [25,tr.119].

Hay trong Một chiều giông gió, cơn giông gió xoáy đảo, dữ dội như tâm trạng của Tua - cung trưởng cung đường 580. “Giờ thì cơn dông gió xoáy đảo đất trời chiếm trọn hồn Tua. Giờ thì chính Tua đã biến thành cơn hưng phấn có kích tấc khổng lồ nọ. Tưởng như Tua cứ nguyên vẹn như thế, với nỗi hoan lạc thần bí không giải thích được, phăm phăm như ngựa băm vó, ngược xuôi trên con đường tàu xuyên Việt chạy qua dải đất miền Trung dằng dặc này” [25,tr. 686]. Cơn giông chiều đã xua tan cái oi nực, buồn bực, bứt rứt tích tụ cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả đời người. Cơn giông tới làm thay đổi hoàn toàn cảnh vật nơi đây. Và sự xuất hiện của một cô gái ở cung đường khắc nghiệt này đã làm cho cuộc sống của những người đàn ông ở đây trở nên đổi khác. Thoa có khuôn mặt trái xoan, tươi hồng và đầy nữ tính. Thoa có sức biến cải hoàn cảnh, khiến cho những người công nhân đường sắt ở cung đường 580 như bừng tỉnh nhận ra mình là những kẻ độc than trẻ tuổi bấy lâu nay vẫn âm ỉ những khát khao hạnh phúc mà tự mình không biết. Ở đây, nhà văn đã thật tài tình khi kết hợp miêu tả ngoại cảnh (cơn giông chiều) với việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật. Cơn giông chiều chao đảo như tâm trạng bức bối, ngột ngạt của Tua. Và khi cơn giông qua đi, xua tan sự oi bức thì cũng là lúc Tua nhận ra khát vọng sống đúng nghĩa trong bản thể người đàn ông của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

Trong một số truyện ngắn, Ma Văn Kháng hay viết về không gian đêm tối. Không gian tĩnh lặng của đêm tối là nơi con người dễ bộc lộ tâm trạng. Xung quanh ngôi nhà của bà cụ Lý (Xóm giềng): “Bóng tối đang thẫm dần

(…) Không gian thẫm tối một vệt sáng như lân tinh” [25,tr.184]. Bóng tối như

bao trùm, vây quanh cuộc sống cô đơn của bà cụ Lý. Về thăm mẹ, anh con trai cụ Lý không đành lòng để cụ một mình trong không gian vắng vẻ quạnh hiu và cô độc này. Bằng bút pháp tạo dựng không gian chứa đựng tâm trạng con người, nhà văn đã cho ta thấy rõ hơn tâm trạng nhân vật. Trong không gian ấy, tình người đã trở thành ánh sáng xóa nhòa bóng tối. Tình yêu thương, trách nhiệm của con trai đã làm bừng sáng cả không gian căn nhà bà cụ Lý:

Trời đã tối sập. Trong nhà không nhìn thấy bàn tay. Người con trai lục túi.

Lát sau, ánh sáng từ ngọn đèn ba dây treo ở giữa nhà bốc phần phật, tỏa khắp gian nhà (…) trùm lên toàn bộ mỗi chi tiết của căn nhà niềm rung cảm trân trọng với những cái đã thành quá vãng”.

Và trong truyện ngắn Đầm sen, Ma Văn Kháng miêu tả không gian làng quê với con ngõ nhỏ dẫn vào nhà của Bảo nhưng sao hôm nay nó trở nên khác lạ: “Ngõ sâu hun hút, thâm đen và lạnh toát vì hai mảnh tường đá ong hẹp chật ẩm ướt. Nó giống một thực cảnh, lại giống như một hư ảo ma quái vì ở tít xa cuối ngõ loe lóe một chấm sáng đỏ lừ lắt lay”. Vẫn là khung cảnh quen thuộc của làng quê nhưng tâm trí Bảo lúc này hướng về bà nội đang ốm nên con ngõ nhỏ đã trở nên “sâu hun hút, thẫm đen, lạnh toát”. Phải chăng, một sự lo sợ mơ hồ của Bảo đã nhuốm trùm lên cảnh vật. Nhưng trong cái thẫm đen của không gian ấy vẫn “loe lóe một chấm sáng”. Chính chấm sáng ấy đã làm cho Bảo vững tin, Bảo tin vào một điều tốt lành sẽ đến với bà nội của mình. Với tình yêu thương kính trọng người bà nội nghèo khổ, Bảo tin sự có mặt của mình sẽ như đốm sáng giành lấy sự sống cho bà.

Trong một số truyện, những diễn biến của không gian đều nhằm phản ánh những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Đọc truyện ngắn Bến bờ, ta sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

thấy rất rõ điều này. Nhâm là một người con gái sinh ra và lớn lên ở một thị xã nhỏ miền thượng du. Tạm biệt người mẹ muôn vàn yêu thương, cô lấy chồng, theo chồng vào Nam. Trong lòng cô luôn tự thầm hứa mỗi năm sẽ về thăm mẹ hai lần. Nhưng thời gian trôi đi lạnh lùng và tàn nhẫn. Những công việc bộn bề ngổn ngang đã cuốn cô theo suốt bảy năm mà chưa về thăm mẹ. Nhâm đã day dứt không nguôi và lần này Nhâm quyết định xin nghỉ phép để về thăm mẹ. Nỗi mặc cảm về sự bất hiếu, vô tình luôn thường trực trong Nhâm. Vì thế đứng trên con phà quen thuộc ngày nào nhìn sang bờ bên kia, Nhâm hình dung cái bờ ấy là hình ảnh ẩn dụ của thói lãnh cảm vô tình. “Cả con phà to bè, vá víu, già lão, bên sườn đeo những chiếc lốp ô tô cũ nát, trơ lần vải sợi. Và chiếc ca nô lai dắt đen sì muội than, hôi mùi dầu ma dút, hướng cái mũi bẹp về phía bên kia sông, cái bến không xa, nhưng lúc nào

cũng mờ mờ sương phủ, như ẩn dụ của thói lãnh cảm, vô tình” [25,tr.546].

Nhâm luôn mang trong mình sự mặc cảm của một người con gái bất hiếu, không chăm sóc được mẹ già nên cô nhìn cảnh vật xung quanh cũng như chất chứa tâm trạng ấy. Ma Văn Kháng đã tạo nên nét tương đồng giữa ngoại cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Không gian mang tâm trạng đã góp phần làm rõ hơn cảm xúc của nhân vật.

Không gian trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu soi tỏ mọi ngõ ngách tâm tư, mã hóa những cung bậc tình cảm của nhân vật. Khi Thụy (Trái chín mùa thu) đang ngập tràn trong dư vị của một tình yêu tha thiết, nồng nàn thì không gian không còn là không gian hiện thực mà là không gian tâm trạng, không gian bên trong trôi chảy theo dòng cảm giác: “Thụy ngồi trong làn hương thơm vương vít, tâm trí bảng lảng gần xa, nhớ tới khung cảnh chiều thu ngẫu nhiên hôm nào, như nhớ tới một tiết đoạn của đời sống tâm linh. Nhớ tới cảnh thu êm ả ngõ xóm và trái bưởi vàng cùng nhịp nhảy của con trâu non hồn nhiên, như chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

Như vậy, không gian là một phương diện nghệ thuật quan trọng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Nếu mảng không gian sinh hoạt đời thường tạo phông nền chung cho bức tranh hiện thực thì mảng không gian tâm trạng lại góp phần thể hiện chiều sâu tâm hồn, tính cách của nhân vật. Nhà văn Ma Văn Kháng đã thật khéo léo khi kết hợp đan xen hai mảng không gian này để

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)