Không gian căn phòng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 51)

Đọc truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 ta thấy không gian căn phòng xuất hiện khá nhiều. Không gian này là nơi con người sống thật là mình nhất, con người có thể bộc lộ tâm trạng và bản chất nhiều mặt trong đời sống nội tâm phong phú. Không gian đó tham gia vào cuộc đời mỗi người, đem lại buồn vui, lạc quan hay chán nản, chứa đựng đầy bất trắc và bất ngờ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

Căn phòng - nơi diễn ra những quan hệ gắn bó khăng khít của mẹ con, vợ chồng, anh em đã trở nên thật chật chội, ngột ngạt, tù túng (Một chốn nương thân). Căn phòng cũng trở thành nơi con người bộc lộ hết thói hư tật xấu

(Anh cả tôi, người sung sướng). Căn phòng âm thầm chứa đựng những mâu

thuẫn xung đột gay gắt giữa mẹ chồng và nàng dâu (Phép lạ thường ngày, Bồ nông ở biển).

Trong Một chốn nương thân, Ma Văn Kháng đặc tả không gian căn phòng chật hẹp của gia đình Xuân: “Chín mét vuông bao chứa đủ hết các quan hệ gia tộc: Vợ - chồng, bố mẹ - con cái, mẹ chồng - nàng dâu, chú - cháu, chị dâu - em chồng. Các quan hệ vốn riêng rẽ cũng đã không đơn giản, nên càng rối rắm, đến mức khi muốn có một không gian tĩnh lặng, nhiều lúc Huấn phải bỏ nhà, đi rông ngoài đường phố và các không gian công cộng”

[25,tr.307]. Nhu cầu ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Con người cần thời gian để chứng tỏ giá trị của mình, cũng lại rất cần không gian để sinh tỏa. Nhưng đối với Xuân và Huấn (Một chốn nương thân) nhu cầu cơ bản thiết yếu ấy trở nên vô cùng khó khăn giữa chốn thị thành:

“Chẳng có một phép màu thần thông quảng đại nào lúc này có thể nới căn phòng thêm một xăngtimet vuông, chứ đừng nói là gấp đôi. Chín mét vuông cho sáu: bốn người lớn và hai đứa trẻ đang lớn. Chỉ có vậy thôi. Bất di bất dịch. Chín mét vuông như hang động tiền sử cho sáu con người chui rúc, trú ngụ để làm những việc của con người: ăn, ngủ, học hành, vui chơi và làm

việc” [25,tr.307]. Ngòi bút sắc sảo của Ma Văn Kháng tập trung miêu tả

không gian sống nhỏ bé của gia đình Xuân. Và độc giả lại tiếp tục gặp những bất ngờ khi nhận ra rằng ngay cả căn phòng tù túng ấy vợ chồng Xuân Huấn cũng không thể có bởi đó là nhà của mẹ Huấn và người em trai Huấn. Trước hoàn cảnh ấy, Xuân ao ước có được một căn nhà nhỏ của riêng mình. Cô tìm cách chạy vạy để được cơ quan cấp nhà. Cô hỏi người này, nhờ người khác và đợi chờ hy vọng. Nhưng rồi tất cả những cố gắng ấy của Xuân đều kết thúc ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

con số không. Xuân cố gắng đấu tranh, cố gắng cải biến hoàn cảnh nhưng thất bại. Cuộc sống bức bối, bế tắc ấy đã dẫn đến sự mất cân bằng trong trạng thái tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình: Xuân trở nên lầm lỳ hay bực dọc cáu bẳn, bà mẹ già trở nên khó tính, cố chấp, Huấn trở thành người nhu nhược, yếu hèn. Hơn thế, sự bế tắc của hoàn cảnh còn khiến cho mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình trở nên rạn nứt, mọi thành viên trong gia đình trở nên xa lạ và hằn học với nhau: “Nhục lắm rồi! Mà tôi nói thật, tôi thừa biết âm mưu của các người rồi. Cái quân khác máu tanh lòng, có phải cùng máu mủ đâu mà nó thương nó xót!”. Căn phòng vốn đã chật chội lại càng trở nên ngột ngạt hơn bởi những xung đột mâu thuẫn nảy sinh giữa mẹ chồng - nàng dâu và chị dâu - em chồng. Suy cho cùng, tất cả những mâu thuẫn xung đột đó đều bắt nguồn từ hoàn cảnh sống. Hai vợ chồng Xuân, người làm nhà báo, người làm thợ tiện. Sau năm năm bon chen ở chốn thành thị vẫn chỉ kiếm sống đủ ăn, chưa dành dụm để mua được nhà cửa. Họ chỉ còn biết trông cậy xin được cơ quan cấp nhà. Họ đợi chờ, rồi tìm cách luồn lách chạy chọt nhưng rồi vẫn thất bại. Kết thúc truyện là hình ảnh Xuân tay chống nạnh cãi nhau với bà trưởng phòng hành chính: “Bà sẽ trả lại nhà cho cơ quan, bà sẽ ra gầm cầu, sẽ đến công viên bà ở, chứ bà không thèm đến ở nhờ mày, dù là một giờ nữa đâu. Tử tế đ. gì mà bà phải giữ gìn với mày (…) Ở giữa hai người đàn bà, Huấn đứng lặng, để cho nước mắt tuôn trào qua hai

gò má gầy” [25,tr.326].

Huấn và Xuân đã đi đến tận cùng của sự bế tắc, họ không có nhà cửa và đứng trước nguy cơ bị đuổi ra ngoài đường, không có một chốn để nương thân. Những sự kiện cuối cùng ấy đã kết thúc tác phẩm mà sao người đọc vẫn chưa thoát ra khỏi sự băn khoăn trăn trở cho sự nghiệt ngã của hoàn cảnh, của thân phận con người.

Nếu như trong Một chốn nương thân, không gian căn phòng thể hiện cuộc sống bí bách của vợ chồng Xuân thì trong truyện Anh cả tôi người sung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

sướng, không gian căn phòng lại là nơi chứng kiến những cảnh sống trớ trêu của con người. Một căn buồng được chia đôi. Một bên ông anh cả sống nhẫn nhục, âm thầm lặng lẽ, một bên là cuộc sống buông thả, dâm đãng của bà vợ ông với một gã trai đương sức. Căn phòng không còn là tổ ấm của hạnh phúc gia đình mà trở thành chốn địa ngục, là nơi để con người bộc lộ hết thói hư, tật xấu trong con người cá nhân của mình: “Căn buồng ngăn đôi bằng một tấm gỗ dán mỏng manh. Bên này vách là ông anh cả tôi và 2 đứa con gái đang vào tuổi thiếu nữ. Bên kia là một gia đình mới hình thành: bà chị dâu cũ của tôi và một gã trai trắng trẻo, cao một mét bẩy mươi ba phân, mặt lạnh

lùng, ria mép lún phún, đặc sệt giọng quê” [16,tr.154]. Bên này căn buồng là

cuộc sống của ba cha con, còn bên kia là cuộc sống của một đôi vợ chồng mới cưới. Họ ăn bám tiền điện, xin từ một chút nước mắm, từ củ tỏi củ hành của ông Chính. Họ ăn bám và lợi dụng trơ trẽn mà không biết rằng mình đang sống một cuộc sống thác loạn, suy đồi về nhân cách.

Chứng kiến cảnh sống ấy, nhà văn đã phải thốt lên rằng “Có họa Tây

mới sống được với nhau như thế!”. Ông Chính chấp nhận chia đôi căn buồng

và tổ chức đám cưới cho người vợ của mình với một gã trai trẻ thật thản nhiên, không mảy may mặc cảm bại trận, không buồn, không cay cú: “Ông anh cả đã đóng trọn vai trò vun xới, tác thành cho cuộc hôn nhân giữa bà vợ đã li dị của mình với anh chàng phiên dịch nọ. Ông làm chủ hôn. Ông gọi thợ đến, xẻ đôi căn buồng, chia xẻ đồ dung, tài sản gia đình cho họ trong tinh thần nhường nhịn hết mức, còn hơn cả thỏa thuận trong biên bản xử lý ở tòa”.

Người đọc bất ngờ trước những hoàn cảnh sống trớ trêu của con người. Nhà văn tỏ rõ thái độ phủ nhận và lên án gay gắt cảnh sống lố bịch, trơ trẽn đó. “Đó là bước tiến nhảy vọt của mối quan hệ đàn ông - đàn bà, của tấm lòng cao cả hay bước lùi của nền văn minh trước sự buông thả vô lối, thói nhu nhược và đần độn”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

Cũng có khi căn phòng là sự trống vắng hiu quạnh, sự hẫng hụt của vợ chồng Nghĩa khi bà mẹ bỏ đi (Phép lạ thường ngày): “Người đầu tiên nhận ra sự trống trải của căn nhà chiều nay là Hiếu. Đứng ở giữa nhà, sau khi bố Nghĩa đưa từ lớp mẫu giáo về, chú bé bốn tuổi ngơ ngơ hai con mắt dò xét,

rồi bất thần bật hỏi: Bà đâu?” [25,tr.641]

Ta có thể thấy trong truyện ngắn sau 1975, Ma Văn Kháng nói rất nhiều đến không gian căn phòng. Chính không gian này đã tạo điều kiện cho ông khai thác triệt để cái hàng ngày của đời sống. Đời sống hàng ngày với các mối quan hệ đa dạng hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực trong cái không gian riêng tư của mình. Không gian căn phòng, lúc là tổ ấm hạnh phúc của lứa đôi, lúc lại là đỉnh cao của sự ngột ngạt, sự va chạm dẫn tới những xô xát, những vết rạn trong quan hệ gia đình khó có thể hàn gắn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)