Ngôn ngữ đậm chất thơ

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân (Trang 116 - 128)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất thơ

Chất thơ là một khái niệm khó xác định nội hàm và cũng chưa có định nghĩa chuẩn về nó trong các từ điển thuật ngữ văn học và từ điển văn học. Trong luận văn “Bản sắc văn hóa người Mông trong tác phẩm

“Đồng bạc trắng hoa xòe” và “Vùng biên ải”, tác giả Ma Thị Hiên đã xác

định: Chất thơ là phẩm chất đặc trưng của tác phẩm trữ tình nhưng vẫn có thể xuất hiện trong các tác phẩm tự sự; chất thơ là cách nhìn lãng mạn hóa,

lí tưởng hóa về hiện htực, thậm chí phi thường hóa; chất thơ còn biểu hiện ở những cảm xúc có tính trữ tình của cái tôi nghệ sỹ được bộc lộ trực tiếp, đầy biểu cảm trong tác phẩm của mình; chất thơ là sự bộc lộ không cần tiết chế cảm xúc và cái nhìn chủ quan của người nghệ sỹ với tính thẩm mĩ cao trước thiên nhiên, cuộc sống, con người …

Chúng ta đã từng quen thuộc và yêu mến những câu văn tràn đầy chất thơ của Tô Hoài, Nguyễn Tuân khi viết về thiên nhiên, cuộc sống, con người Tây Bắc. Và giờ đây, với văn của Triều Ân, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của con người Việt Bắc nói chung, của Cao Bằng nói riêng. Nhắc tới miền núi chắn hẳn trong ai cũng đều tưởng tượng đó là những vùng đất xa xôi, heo hút, hẻo lánh, đầy dữ dội và hiểm trở. Song với cách tả và cảm nhận của người nghệ sỹ thì nó sẽ là một bức tranh vân sơn kỳ thú: “Sương mù bồng bềnh trôi dưới thung lũng như những biển khói mênh mông”. Không gian đó còn được điểm tô bởi những hình ảnh, âm thanh mang đậm điệu hồn của núi rừng: “Từ những bản xa, có những nếp nhà rải rác bám vào vách núi, vọng lên những tiếng khèn du dương êm ái gợi niềm hạnh phúc sau một ngày lao động trở về”

[11, tr.50]. Điểm nhấn cho bức tranh về nhịp sống vùng cao còn được nhà văn khắc họa qua cảnh chiều sơn thôn: “Lắng tai nghe, thấy từ xa vẳng lại tiếng lục lạc đeo dưới cổ đàn trâu nào bên sườn nọ. Trong nắng chiều, từng đàn bò vàng gặm cỏ ở chân nương xa … Anh nghe có tiếng chim hót, có cả tiếng hát then một làn điệu dân ca Tày thanh thanh …” [17, tr.724]. Những âm thanh, hình ảnh của cuộc sống thường nhật qua bàn tay nhào nặn của người nghệ sỹ đã trở nên đầy sức sống, đầy dư ba trong lòng người. Nó sẽ mãi là niềm thương, nỗi nhớ, tình quê trong tâm hồn của mỗi con người yêu quê hương. Đắm mình trong bức tranh thiên nhiên người

dân quê như quên đi bao mệt mỏi, vất vả sau một ngày nhọc nhằn với mưu sinh; như đưa hồn người vào một miền không gian thoáng đãng, nên thơ.

Cuộc sống của đồng bào miền núi luôn gắn bó với những chiếc quay sa, khung cửi. Âm thanh của tiếng sa quay, dệt vải và hình ảnh những con người ngồi dệt vải đã trở thành một phần máu thịt của mỗi người dân nơi đây. Đó là cái đời thường, cái tự nhiên, bình dị của cuộc sống. Nhưng qua ngòi bút của Triều Ân, những cái đời thường đó lại chứa đựng chất thơ: “Tiếng sa quay nghe êm như tiếng gió ngàn, trong như tiếng xé gió của cánh chim yến mùa thu. Một thời, tiếng sa ru ta nằm ngủ say lúc nào không biết, bên cạnh mẹ ta kéo sợi suốt đêm trường. Lớn lên, ta nghe tiếng sa quay trên sàn nhà ai mà lòng xao xuyến; tiếng sa không có tiếng sóng mà ta như say sóng; tiếng sa là âm thanh không phải chất lỏng cay nồng nồng mà ta thấy say như uống rượu nồng” [9, tr.198]. Người ngồi quay sa, dệt vải thường là người phụ nữ dân tộc bình thường. Nhưng trong truyện ngắn

Trong tiếng sa quay, Triều Ân lại tạo dựng nên một bức chân dung khác

lạ: người quay sa người đàn ông tàn phế con mắt: “Anh banh hai hốc mắt. Khuôn mặt vuông vức ngẩng cao. Anh ngồi ngay ngắn hướng vào vô tận. Vừa đúng tầm tay, một tay anh cầm vào cái ngõng quay, một tay anh cầm con bông đang nhả sợi. Tiếng sa quay êm ái như tiếng gió ngàn thổi, như tiếng suối sa, lại như tiếng chim giang cánh đua bay trên không trung yên ả” [9, tr.219]. Bàn về chất thơ của truyện ngắn này, nhà văn Mã A Lềnh đã từng viết: “khi ta gấp sách lại, đấy là một bản nhạc rừng, bản nhạc rừng không lời vang ngân vừa quen thuộc, vừa xa lạ. Bản nhạc rừng ấy có thể đặt bên cạnh Và một ngày dài hơn thế kỷ, Jam – mi – li – a, Truyện đồi

núi và thảo nguyên (Ai – ma - tốp), Ông già và biển cả (Hêming Uê) …

đã thành tiếng suối rì rào, thành tiếng gió xào xạc cho tâm hồn con người trở nên gần gũi, quyện hòa với thiên nhiên” [50, tr.80,81].

Nói đến miền núi không thể thiếu vắng hoa mận, hoa đào. Loài hoa mang tính biểu trưng người dân tộc, làm rạng rỡ cho núi rừng hoang vắng sau một mùa đông dài. Chỉ cần vài câu văn trong truyện ngắn Người thiếu

phụ bản Hoa Đào, Triều Ân đã làm nổi rõ bản sắc đặc trưng này của quê

hương. “Trên bản Hoa Đào mùa xuân như đến sớm. Suốt dọc hai bên đường cái chạy qua trước bản, những cành đào đơm đầy bông đã nở. Những cây đào ở vườn vươn cành đầy nụ, gác lên cả nhà sàn. Khắp nơi, rừng hoa khoe sắc trong nắng nhạt, hầu như chỉ còn một màu hồng thắm. Những nếp nhà sàn lấp ló sau những rặng đào” [7, tr.145].

Bằng khả năng quan sát tinh tế cùng một trái tim nghệ sỹ giàu rung cảm, Triều Ân đã nắm bắt và miêu tả được chất thơ của cuộc sống từ những chi tiết rất đỗi bình dị và quen thuộc của người vùng cao nơi địa đầu tổ quốc. Với những đoạn văn thấm đẫm chất thơ, văn xuôi Triều Ân đã làm toát lên nét đẹp của một vùng quê, khẳng định được tài năng và tâm hồn người nghệ sỹ dân tộc thiểu số này trong dòng chảy văn chương của đất nước. Có thể nói, sự đan xen, kết hợp hài hòa giữa hệ thống ngôn ngữ đậm sắc màu dân tộc và ngôn ngữ đậm chất thơ đã tạo cho văn xuôi của Triều Ân có sức hấp dẫn người đọc và là một phương diện làm nên phong cách nghệ thuật Triều Ân bên cạnh những nhà văn khác cùng viết về cuộc sống, con người miền núi.

PHẦN KẾT LUẬN

1. Triều Ân thuộc thế hệ thứ hai của những nhà văn dân tộc, xuất hiện từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Gần 50 năm cầm bút với khối lượng tác phẩm khá đồ sộ trên nhiều lĩnh vực và thể loại, Triều Ân đã khẳng định được vị trí riêng của mình trong đời sống văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nét nổi bật trong các sáng tác của Triều Ân là phản ánh sinh động và sâu sắc bức tranh thiên nhiên, màu sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số vùng cực Bắc tổ quốc. Việc đặt vấn đề tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc ở thể loại văn xuôi của Triều Ân, luận văn đã cố gắng tìm hiểu và ghi nhận những thành tựu nổi bật trong việc thể hiện bản sắc dân tộc Tày, Dao trên các phương diện: Phong tục tập quán; nghề thủ công và trang phục; khả năng y học dân tộc; đời sống văn nghệ, tín ngưỡng và đời sống tâm hồn.

Mỗi phương diện có một cách thức biểu hiện khác nhau nhưng tựu trung lại đều mang đậm nét văn hóa, dấu ấn, bản sắc của người Tày, Dao vùng cao Việt Bắc. Thiên nhiên, cuộc sống của người miền núi vốn xa xôi, hoang dại trong suy nghĩ của bao người, giờ trở nên gần gũi, chân thực không chỉ qua bức tranh lịch sử, xã hội mà còn qua những nét sinh hoạt, những phong tục tập quán đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như: những phong tục đẹp của người Tày, Dao trong cưới xin, cách chữa bệnh, tập quán giành cho người phụ nữ sau khi sinh con, lễ đầy tháng tuổi của đứa trẻ … Rồi không khí và hình thức sinh hoạt của các ngày hội xuân, lễ ăn mừng chiến thắng của phường săn núi cao, các buổi chợ phiên, những sinh hoạt văn nghệ, tín ngưỡng … đã tạo nên nét phong tục độc đáo bao đời nay của đồng bào, ghi dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả. Tiếp nối cảm hứng

sáng tác của các nhà văn người Kinh đi trước như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng và các nhà văn dân tộc cùng thời như Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng … Triều Ân đã góp một cái nhìn chân thực, mới mẻ về con người miền núi, nhất là người Tày, Dao, đã phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tiềm ẩn của họ trong các trang viết của mình.

Có thể nói trong văn xuôi của mình, Triều Ân đã tái hiện thành công bản sắc dân tộc Tày, Dao trên mọi phương diện của đời sống và con người. Bằng sự thuộc hiểu và lòng tự hào, trân trọng kết hợp với tâm hồn và tài năng của người nghệ sỹ, Triều Ân đã làm sống lại và lưu giữ bao nét đẹp văn hóa dân tộc. Sự tái hiện này chẳng những đã phản ánh được những phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc của người dân tộc thiểu số cùng với vẻ đẹp tâm hồn của họ mà còn góp phần giữ gìn và bảo lưu để nó có được sức sống lâu bền trong lòng độc giả của mọi miền, ở mọi thế hệ.

2. Tìm hiểu về một vài phương diện nghệ thuật biểu hiện được bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân, luận văn đã chú ý đến ba phương diện nổi bật: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Với nghệ thuật tổ chức cốt truyện, Triều Ân đã ghi được dấu ấn văn hóa dân tộc Tày, Dao thông qua sở trường lồng ghép các mô típ truyện dân gian của dân tộc để phản ánh sinh động hơn cuộc sống thực tại, tạo nên sự gần gũi, thân thuộc, phù hợp tư duy của đồng bào. Hơn thế nữa, việc sử dụng mô típ này còn phản ánh sự phong phú của kho tàng truyện cổ tích của tộc người Tày, Dao. Việc chú ý đến kiểu kết thúc có hậu trong các cốt truyện, nhà văn muốn con người hướng tới niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Triều Ân cũng đã tạo nên dấu ấn miền núi, phong cách Triều Ân bởi nhà văn đã xây dựng và miêu tả trong

tác phẩm những nhân vật văn học hội tụ đầy đủ những sắc thái dân tộc, từ ngoại hình đến tính cách. Ngoại hình nhân vật luôn mang đặc điểm của thiên nhiên, núi rừng và dấu ấn dân tộc bởi cách dựng chân dung nhân vật luôn mang những nét gần gũi với nếp cảm nếp nghĩ của người dân tộc. Tính cách con người miền núi được phác họa qua hệ thống nhân vật đa diện để từ đó hiện lên hình ảnh những người dân miền núi hiền lành, chất phác, hồn nhiên, ngây thơ, giàu lòng vị tha, nhân ái; bên cạnh đó cũng nổi lên những hạng người, loại người bị tha hóa, biến chất bởi hoàn cảnh, môi trường sống song với vẻ thuần phác của bản chất con người miền núi, họ đã có lúc thức tỉnh để kịp nhận ra lỗi lầm và khao khát tự hoàn thiện.

Trên phương diện ngôn ngữ, Triều Ân đã chú ý sử dụng và khai thác triệt để hệ thống ngôn ngữ mang đậm màu sắc dân tộc. Đó là cách nói so sánh giàu hình ảnh gần gũi, quen thuộc với tư duy của người dân tộc miền núi; vận dụng có hiệu quả những cách nói quen thuộc trong dân gian tạo nên những trang viết thẫm đẫm hồn cốt dân tộc. Làm nên sức hấp dẫn trong văn xuôi Triều Ân còn bởi chất thơ của hệ thống ngôn ngữ. Chất thơ đó đã đưa người đọc đến với thiên nhiên và cuộc sống con người miền núi với những âm thanh, màu sắc sinh động và gợi cảm.

3. Độc đáo trong việc khai thác và phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Dao, sáng tạo trong việc sử dụng các phương thức nghệ thuật biểu hiện bản sắc dân tộc ở lĩnh vực văn xuôi, Triều Ân đã thực sự đóng góp cho dòng văn học các dân tộc thiểu số một phong vị, bút pháp vừa truyền thống, vừa hiện đại. Nếu đặt văn xuôi của Triều Ân trong dòng chảy của văn học về miền núi và rộng ra là văn học Việt Nam đương đại mới có thể thấy rõ giá trị của các sáng tác Triều Ân, mới thấy được tâm huyết và cống hiến đáng quý của ông. Bên cạnh các sáng tác của Tô Hoài, Ma Văn Kháng

viết về người Mông, Hoàng Hạc, Lò Ngân Sủn … viết về người Thái, Nông Minh Châu, Vi Hồng … viết về người Tày là Triều Ân viết về người Tày, Dao. Có thể nói những trang văn xuôi của Triều Ân đã giúp người đọc hình dung được cuộc sống và con người với những dấu ấn văn hoá Tày, Dao đậm nét và đầy cuốn hút.

4. Non nước Cao Bằng nói riêng, vùng Việt Bắc nói chung đã rất tự hào có được một tài năng như Triều Ân. Ông không chỉ là một trong số các nhà văn dân tộc thiểu số xuất hiện đầu tiên xây dựng nền văn học nghệ thuật thiểu số miền núi mà còn là nhà văn giành trọn công sức, cuộc đời cho sự nghiệp sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa các dân tộc thiểu số. Cho đến nay, dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn tiếp tục cần mẫn với sự nghiệp ấy để lưu giữ nền văn học, văn hóa dân tộc. Những cống hiến đó của ông đã được giới văn nghệ sỹ, nhân dân khẳng định và tôn vinh. Bằng việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân”, luận văn đã góp phần nhỏ bé vào việc ghi nhận tên tuổi, tài năng, vị trí của Triều Ân trong đời sống văn học dân tộc và miền núi nói riêng và đời sống văn học hiện đại Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triều Ân (1962), Bên bờ suối tiên, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Triều Ân (1962), Chặt cổ rồng, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Triều Ân (1967), Bà mẹ Tày, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Triều Ân (1968), Tiếng khèn A Pá, Nxb Văn học, Hà Nội. 5. Triều Ân (1972), Người con trai Mông, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Triều Ân (1976), Mây tan, Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Triều Ân (1978), Người thiếu phụ bản Hoa Đào, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Triều Ân (1985), Eng Bải, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Triều Ân (1985), Trong tiếng sa quay,Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Triều Ân (1987), Bạn cùng lứa, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Triều Ân (1988), Xứ sương mù, Nxb Văn học, Hà Nội.

12. Triều Ân (1992), Nắng vàng bản Dao, Nxb Văn học, Hà Nội. 13. Triều Ân (1994), Nơi ấy biên thuỳ, Nxb Văn học, Hà Nội.

14. Triểu Ân (1995), Tục cưới xin của người Tày, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15. Triều Ân (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. Triều Ân (1996), Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc.

17. Triều Ân (2000), Dặm ngàn rong ruổi, Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Triều Ân (2000), Tập truyện ngắn Xứ sương mù, Nxb Văn học, Hà Nội. 19. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Triều Ân (2006), Những bài thuốc dân gian vùng dân tộc thiểu số,

Nxb Văn hóa dân tộc.

21. Triều Ân (2006), Tuyển tập thơ văn Triều Ân, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Triều Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Triều Ân (2007), Triều Ân văn tuyển, Nxb Văn hóa dân tộc. 24. Nông Minh Châu tuyển tập (2003), Nxb Văn hóa dân tộc

25. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân (Trang 116 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)