Đời sống văn nghệ

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân (Trang 75)

6. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Đời sống văn nghệ

Đối với người Tày, Dao, đời sống văn nghệ vô cùng phong phú. Họ có kho tàng truyện cổ dân gian, văn học thành văn, tục ngữ, thành ngữ … Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập tới mảng dân ca Tày, Dao được Triều Ân ghi dấu trong các trang văn xuôi của ông.

Xét “Về ca hát thì người Tày phổ biến có điệu hát lượn như hát ví ở miền xuôi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của đời sống, nhất là về tình yêu lứa đôi” [25, tr.302]. “Lượn” là từ chung để chỉ các bài

phuối pác, (dân ca người Tày) gần như ca dao, dân ca người Kinh. Những câu phuối pác xướng lên có vần điệu, xướng tự do, không theo làn điệu nào, là ca dao. Nếu xướng lên những câu có vần, có hình ảnh theo một làn điệu dân tộc có sẵn, tương đối ổn định, gọi là dân ca. Các bài hát lượn thường được cất lên trong những ngày hội làng, những buổi chợ phiên, những đêm trăng hò hẹn …, đặc biệt “Ngày chợ xuân trai làng, gái bản thường cùng nhau hát đúm” [17, tr. 680]. Trên các đường chợ, “từng tốp bảy, tốp ba các chàng trai và các cô gái cũng đang say hát; lời hát vọng đi vọng lại bay bổng, quyến luyến không muốn rời xa nhau tuy rằng đã hát đi hát lại những đoạn si kết” [17, tr.681]. Giọng hát thiết tha, ngân nga, bay bổng vang vọng giữa đại ngàn, vương vấn mãi lòng người nghe bởi âm điệu tiếng hát và có khi còn bởi tâm sự của người hát. Trong tiểu thuyết

Dặm ngàn rong ruổi ta bắt gặp tiếng lượn sương (nghĩa là thương mến,

thương yêu) của Giếng cất lên trong ngày chợ xuân Cô Sầu bày tỏ nỗi lòng của mình với người yêu khiến Dưỡng vừa mê mẩn, vừa xót xa cho tình cảnh của chính mình:

Chúa xuân đem nắng tỏa khắp nơi Hoa trên ngàn đủ màu khoe sắc Ong bướm bay tấp nập sơn lâm Má đào nghĩ trong lòng đứt đoạn

Ong buồn còn than thở cùng hoa Sợ số em rơi vào nhà đói rách Sợ lẻ loi như hoa vãn cuối mùa

Hoa tàn để riêng cành khác ở” [17, tr.682]. Nếu người Tày nổi tiếng với làn điệu lượn thì người Dao cũng có loại hình dân ca độc đáo là hát “páo dung, “tồ dung. Nhiều nội dung trong làn điệu dân ca này như hát đối đáp giữa trai gái chưa vợ chưa chồng (giống lượn của người Tày), hát ghẹo, hát uống rượu, hát giữa những người đã có vợ có chồng, hát ru con … Trong truyện ngắn Mây tan, Triều Ân đã miêu tả tiếng hát “tồ dung”, “páo dung” giữa Chẹ Tàn và Piao trong lần đầu gặp gỡ, chia tay đầy lưu luyến:

Chim bay lẻ bạn Sao đành chim bay

Gió lạnh từng cơn Về đậu cành nào …”

Nghe giọng hát của Chẹ Tàn, Piao xao xuyến quá. Giọng hát của cô gái mới mười sáu tuổi thanh thanh. Piao như thấy có cái gì nhảy nhót trong lòng. Piao hát “páo dung”:

“Chim lẻ bạn chim bay Lấy đâu cành đậu

Gió ơi đừng thổi

Tiếng hát vẫn tiếp nối. Giọng hát vẫn ngân vang réo rắt, nhưng xa dần, xa dần” [6, tr.118,119].

Tiếng hát “tồ dung” còn cất lên để phản ánh cuộc sống du canh du cư của người Dao:

Người Dao Tiền như con nai Có đám mây đen chở di lang thang

Hết núi này sang núi khác

Đời người phải đi bao nhiêu ngọn, ai hay …”

Cái hay trong điệu hồn dân tộc của tiếng hát “tồ dung” này không bởi nội dung mà ở âm điệu của tiếng hát. “Lời hát ngân vang, có lúc vút cao như hòa tiếng gió trên đỉnh núi Pu Dinh, có lúc lắng xuống rì rầm như tiếng nước reo xa của dòng sông Nhiêm” [6, tr.131]. Còn đây lại là tiếng hát có ý nghĩa trong nội dung lời hát vì ngợi ca cuộc sống định canh định cư của đồng bào dân tộc Dao:

Người Dao Tiền có tiền có bạc Những bàn tay đào đất xẻ cây rừng

Mây đã tan, mặt trời đỏ

Đến cùng ta lập bản mới ở chung … Mặt trời lên sưởi ấm muôn loài Mây đã tan, trời quang, ta về ở đây

Người Dao Tiền không phải theo mây lang thang” [7, tr.132]. Tiếng hát “tồ dung”, “páo dung” còn được cất lên trong những dịp lễ hội của đồng bào Dao. Ví như trong buổi lễ ăn đầy tháng hai đứa con của Lan và Piao (Nắng vàng bản Dao). “Khởi xướng cuộc vui là ông Tòng hát “páo dung”. Thanh niên các mâm hát “tồ dung”. Các mâm rót rượu mời nhau và hát vui các làn điệu dân tộc” [12, tr.428]. Lời hát chứa đựng nhiều nội dung, nhưng tha thiết nhất vẫn là tiếng hát về tình yêu đôi lứa:

Ơ … anh như chim phượng hoàng đến đậu rừng xa Rừng xa không có cành đậu

Anh phải bay đến rừng gần.

Ơ … anh là chim phượng hoàng đến đậu rừng gần Gặp mặt nàng đơn chiếc đi hái củi

Nàng cầm đá ném đuổi đi.

Ơ .. anh là chim phượng hoàng bị đuổi khỏi rừng Bay lạc vào nhà em

Em mang tròng giăng bẫy bắt về … [12, tr.432].

Sự đan xen giữa câu văn với những làn điệu dân ca dân tộc Tày, Dao trong các truyện ngắn, tiểu thuyết của Triều Ân chẳng những làm tăng chất thơ cho tác phẩm mà còn làm sống động hơn bản sắc dân tộc trong văn xuôi của ông. Những điệu hồn dân tộc ấy đã để lại những dư ba trong lòng người đọc, khiến họ như được thưởng thức những làn điệu dân ca mang bản sắc của người dân miền cực Bắc nói riêng và của các dân tộc thiểu số nói chung.

2.4.2. Đời sống tín ngƣỡng

Có thể thấy theo suốt cuộc sống thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số là cúng bái, tin vào khả năng trừ yêu, trừ tà của các loại thầy cúng, bà then. Đây chỉ là những phong tục nghiêng về biểu hiện bên ngoài, dừng lại ở hình thức bề mặt của đời sống một địa bàn, một dân tộc. Song với những “cây bút văn xuôi phong tục đích thực và tài năng thì không dừng lại ở đấy, họ đi sâu hơn vào thế giới tinh thần, vào cõi tâm linh để tìm thấy những cội nguồn của phong tục, soi chiếu từ góc nhìn văn hóa tinh thần” (Nguyễn Văn Long) [50, tr.34]. Là một nhà nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian dân tộc Tày, Triều Ân có nhiều thuận lợi trong hướng khai thác và thể hiện đời sống tín ngưỡng của các dân tộc. Vì thế, trong các

tác phẩm của mình, nhà văn đã chỉ cho người đọc thấy rõ mục đích, ý nghĩa của việc cúng bái. Chẳng hạn việc bà Đô mời bà then làng Tày về làm lễ cúng khi con dâu có mang là vì “ tục lệ có vậy, mẹ cứ làm. Biết đâu do cúng bái như thế, cái bọc con nó mới khỏe cháu nhỏ sau này đẻ ra mới mũm mĩm nên người” [12, tr.401]. Hay trong lần con dâu không có sữa cho con bú, bà cũng mời bà then về làm lễ cúng giải hạn với suy nghĩ: “giải hạn cho nó” để “hồn nó được thanh thản, nó khỏe ngay thôi” [12,tr.421]. Nếu đi sâu vào thế giới tinh thần, vào cõi tâm linh thì “mục đích của các nghi lễ này là mang lại niềm tin và sự bình ổn trong tinh thần cho người bệnh và gia đình” [63]. Vì xét ở góc độ tích cực, có thể nói sau khi trở thành thầy pháp, công việc của các ông thầy cúng, bà then là thực hành các nghi lễ “cứu nhân độ thế” theo tinh thần đạo Phật. Việc hành lễ của thầy cúng, bà then là cầu an giải hạn và chữa bệnh bằng cách chuộc hồn vía. Nếu soi chiếu từ góc nhìn văn hóa tinh thần thì nổi bật nhất trong các loại hình cúng bái của người dân tộc phải kể đến hành lễ của bà then. “Then” là một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Tày. “Then” đáp ứng được nhu cầu tâm linh và cả nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân. Chính vì vậy, “từ bao đời nay Then đã trở nên quen thuộc và gần gũi với đời sống người dân, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của họ” [63]. “Then” luôn có sự kết hợp các thành tố trong nghệ thuật biểu diễn như hát, nhạc (đàn tính, xóc nhạc), xướng múa, trò diễn … đan xen, hòa nhập. Triều Ân đã làm sống dậy bản sắc dân tộc Tày độc đáo này qua màn hành lễ của bà then làng Tày đến nhà cúng giải hạn cho Lan vì đang trong tháng ở cữ mà cô không có sữa cho con bú. Người đứng tên làm lễ phải là chồng. Khi Piao về đến bản Đô Liang, “Từ xa, anh đã nghe tiếng đàn then thánh thót, hòa theo lời hát then khoan thai. Lòng anh bỗng lâng lâng bay theo nhịp đàn. Bước chân

anh như bay bổng mơ hồ. Piao thầm khen: Nhạc then Tày hay quá, thảo nào ai cũng mêAnh đến sân, thấy trong nhà đông đúc bà con chị em xóm giềngBà then nhắc người hầu cho Piao thắp hương. Xong rồi anh cũng ngồi há mồm vểnh tai lên mà nghe then hát, then gảy đàn … Bài hết, bài thêm, mục hết, mục nữa. Hương thơm nghi ngút bay đưa hồn mọi người vào cõi nào quên hết đau khổ thường ngày. Lời then ru ngủ mọi người, hồn như đi theo vượt qua bao cửa khổ về nơi vui nhất, nơi ấy chỉ có bướm, có hoa. Người đi lại đều thong dong nhàn hạ, đều có đôi có lứa, tay dắt trẻ con tung tăng trên con đường nắng dịu … Lời then cứ hát, ai nghe cũng mê hồn …[12, tr.421,422].

Đi sâu vào khai thác đời sống tín ngưỡng của đồng bào qua một cuộc hành lễ của bà then, Triều Ân đã nhấn mạnh và khẳng định được nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu gạt bỏ đi những yếu tố sùng bái, mê tín mà chỉ lưu giữ những yếu tố tích cực thì việc cúng lễ bằng “Then” đối với người dân tộc vừa “đáp ứng nhu cầu tâm linh” vừa “phản ánh các truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân miền núi” vừa “có khả năng chữa bệnh bằng liệu pháp tinh thần” [63]. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật cổ truyền của các dân tộc thiểu số ở vùng cao đang mất dần thì “Then” với những đặc điểm như trên chính là một hoạt động “tốt nhất cho việc bảo lưu và nuôi dưỡng các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc Tày” [63].

Bên cạnh những yếu tố tích cực trong đời sống tín ngưỡng của người dân, qua văn chương, Triều Ân cũng chỉ ra những hủ tục lạc hậu của đồng bào ở tệ mê tín dị đoan. Hễ đau ốm là mời “thầy mo về làm lễ cúng bái”

“nào bệnh có giảm” [12, tr.395]. Nhà văn đã chỉ ra rõ ràng: “Ngày nay cứ nói là phải nói khoa học. Lấy ví dụ nói về chữa bệnh anh Piao bằng thuốc men khỏi hay cúng khỏi là mẹ nhất trí nhận rằng do điều trị bằng

thuốc” [12, tr.401]. Rồi nữa, việc quá mê tín, quá lạm dụng thày mo, thày tào, bà then có thể bôi nhọ danh dự của con người. Chẳng hạn như cái đận bà Đông đi đón bà then bản Buống về giải hạn cho con dâu, do sẵn có định kiến với cô con dâu khác dân tộc, lại thêm một vài việc làm của cô không vừa ý nên trên đường đi bà đã “xổ” ra với bà then. “Nắm được ý muốn của bà Đô … Trước sau bà muốn Piao đuổi cô giáo đi về vùng Tày” [12, tr.461], bà then đã mời “đẳm” (nhập hồn) là hồn ông bố của Piao về. “Hồn bố Piao nói nhà này có quỷ, phải đuổi quỷ ra khỏi nhà mới ổn. Nó là con quỷ đi lăng nhăng nên đẻ con thành đàn như con chó. Chó bố là mực đẻ ra con mực, chó bố lông nâu đẻ ra chó con nâu” [12, tr.433]. Chính bà then đã thú nhận trước Ủy ban nhân dân xã Quang Minh rằng: “sự thật không có ma quỷ. Chẳng qua con người ta tưởng tượng và bịa ra mà thành” vì “ai cũng tin là hồn người chết có thể về do mời “đẳm” thì tôi cứ làm. Mà làm thêm tiền thêm gạo cho then nên tôi làm liều” [12, tr.461]. Qua hình tượng bà then Tày trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, Triều Ân muốn chỉ rõ cho mọi người dân thấy rằng không có ma quỷ, việc tuyên truyền mê tín dị đoan là không có lợi với xã hội.

Một hủ tục lạc hậu nữa của đồng bào các dân tộc thiểu số cần phải gạt bỏ là tục “kin chai” của người Dao. “Dăm năm lại có một lần như thế. Nhưng là năm nào thì lại do thầy mo hoặc bà then quyết định. Năm ấy cả làng xóm phải mổ hết chó, mèo, gà vịt đang có để một thời gian sau mới nuôi gây lại” [12, tr.402,403]. Bản Đô Liang của người Dao xã Quang Minh vào “một buổi sáng sớm, hình như không ai bảo ai nhà nào cũng nhốt gà vịt, xích chó. Mèo thì bỏ dọ” [12, tr.402]. Thì ra, “Làng xóm vào những ngày hè này có nhiều người ốm đau, thầy mo chợt nhớ bản Đô Liang khá lâu rồi không “kin chai”. Thế là nó bịa: Lũ chó mèo gà vịt làng này đã thành yêu quái hết. Phải “kin chai” con ma quỷ mới không hại đến

bản …” [12, tr. 404]. Đây quả là vụ phá hoại sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế của người dân. Vì “làm như thế này từ năm ngày sau trở đi xóm làng nghèo đói, một thời gian dài không có thịt dự trữ ăn dần. Hạt thóc rơi vãi không có gà nhặt. Người ta đi săn không có chó đàn vào tìm vết. Chuột sinh sôi phá thóc lúa, gặm nhấm quần áo vì không có mèo bắt …” [12, tr.403]. Ngay đến cả chính quyền địa phương cũng không thể can thiệp hoặc ép buộc được bởi “đây là phong tục, là cái đã hình thành từ lâu đời, có bỏ hay không là do dân tự giác tự nguyện”. Rõ ràng đây là phong tục quá lạc hậu, cần phải từ bỏ và thực tế “trong làng Dao, nay nhiều nơi đã tự bỏ tục “kin chai” nên đời sống nhân dân ổn định hơn” [12, tr.404]. Từ việc nhìn ra tục “kin chai” lạc hậu này, Triều Ân tin tưởng ở một tương lai tươi sáng của đồng bào Dao bởi những người lạc hậu dần dần sẽ nhìn thấy cái gương thực tế đó. Đặc biệt, ông gửi trọn niềm tin vào lớp trẻ thông qua môi trường giáo dục: “khi nào vào học niên khóa mới, cô nên giảng giải và phân tích cho học sinh rõ phong tục có cái nên giữ nhưng cũng có cái cần bỏ đi … Khi từ trẻ đến già đều tự giác, cái cổ hủ sẽ mất đi dễ dàng” 127, tr.405].

Bên cạnh những hủ tục lạc hậu, quan niệm tín ngưỡng của người Tày, Dao còn có nhiều yếu tố duy tâm. Đó là quan niệm quét nhà “phải quét trở vào, lấy ki hót đổ ra cửa sau” [12, tr.438], còn như “quét rác ra cửa tức là quét hết gia tài ra cửa” [2, tr. 229]. Nhà có người đẻ đang trong tháng ở cữ thường bẻ một cành lá đem “cắm bên cửa ra vào làm cành “phật” cấm cửa khách lạ” [12, tr.410]. Trong quan niệm dân gian, “Người ta hết sức tránh những người có vía độc, những người đần độn, tư cách đạo đức không tốt vào nhà vì ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của đứa trẻ sơ sinh” [39, tr.48]. Nếu đứa trẻ phải đi đâu xa thì “trước khi ra cửa phải lấy nhọ nồi quệt lên trán … để đánh dấu; một là có nhọ xấu mặt, đi

đường không sợ ma quỷ bắt vía; hai là có dấu không sợ ma dọc đường đánh tráo” [12, tr.410].

Mạnh mẽ nhất trong việc vạch trần đầu óc tăm tối, u mê của người dân tộc thiểu số vùng cao trong văn xuôi Triều Ân phải kể đến cái “nạn” quan niệm về “ma gà” (phi cáy). Cả người Tày và Dao đều tin ở một số người có ma gà, con ma đó luôn luôn đi với người như hình với bóng để làm hại người khác. Đồng bào cho rằng, “nguyên nhân sinh ra ma gà là do ngày xưa khi quân Nguyên Mông sang xâm lấn nước ta có tên Phạm Nhan

Một phần của tài liệu Bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)