Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương 1 Mục tiêu tổng quát của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 44 - 46)

2.1.1 Mục tiêu tổng quát của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 1.662 km2, dân số gần 1,7 triệu người. Những năm qua, nhờ biết phát huy cao độ những tiềm năng, huy động triệt để các nguồn lực cho đầu tư phát triển, Hải Dương đã và đang có những bước tiến nhanh, vững chắc, trở thành một trong những địa phương

có quy mô sản xuất công nghiệp lớn nhất của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. Xây dựng nền kinh tế tỉnh trong sự gắn bó hữu cơ với địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các mục tiêu về chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội của cả nước. Chủ động khai thác có hiệu quả tiểm năng, thế mạnh của tỉnh, tranh thủ những khả năng từ bên ngoài để phát triển kinh tế nhiều thành phần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ðầu tư có trọng điểm, ưu tiên các ngành có khả năng tạo thế ổn định kinh tế, tạo thế đột phá phát triển nhanh vào giai đoạn sau như nông nghiệp, công nghiệp hướng xuất khẩu, công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ đủ năng lực tiếp thu khoa học, kỹ thuật và tiếp nhận công nghệ mới.

Phát triển bền vững, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế đảm bảo cho phát triển nhanh nhưng không làm tổn hại đến môi trường.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao dân trí, phát triển nông thôn gắn với phân công lao động, giảm dần mức giãn cách chênh lệch về thu nhập và mọi mặt khác giữa thành thị và nông thôn.

Phát triển kinh tế - xã hội, cùng cả nước tham gia hội nhập với bên ngoài, hướng mạnh xuất khẩu, trao đổi hàng hoá, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất cũng như dịch vụ nhưng phải gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia.

Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có nhiều điều kiện tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp với vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm, có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất ''địa linh, nhân kiệt'' có nhiều nhân tài làm rạng danh non sông đất nước trên các lĩnh vực: là nơi có nhiều làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như: Vàng bạc Châu Khê, sứ Cậy - Bình Giang, điêu khắc gỗ Lương Điền - Cẩm Giàng, gốm Chu Đậu - Nam Sách, thêu Tứ Kỳ ...

Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương, tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển nhanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đi đôi với đẩy mạnh đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng bình quân 17%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 220 triệu USD. Đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành một ngành hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Hình thành kho trung chuyển hàng hoá vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với kho thông quan đặt tại TP Hải Dương; huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối cấp vùng, các chợ trung tâm mỗi huyện, các siêu thị tổng hợp và chuyên ngành ở TP Hải Dương.

Phát huy những thành tựu đã đạt được trong 20 năm đổi mới, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong tỉnh; xây dựng cơ sở vật chất kinh tế-xã hội. Phát huy nguồn lực con người, tiềm năng văn hoá truyền thống, năng lực khoa học và công nghệ, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong cũng như bên ngoài vùng Đồng bằng sông Hồng. Xây dựng các huyện trong tỉnh trở thành các điểm hấp dẫn về đầu tư và du lịch. Tạo dựng nền sản xuất hàng hoá với các sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới có thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở khai thác tối đa và hợp lý các thế mạnh của tỉnh.

Xây dựng Hải Dương thành tỉnh có kinh tế phát triển mạnh, đóng vai trò động lực trong vùng đồng bằng sông Hồng. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, hình thành hệ thống đô thị ngang tầm với các đô thị hiện đại trong khu vực làm hạt nhân trong phát triển kinh tế và thu hút, thúc đẩy phát triển lan toả về mọi mặt đời sống-xã hội trên toàn tỉnh.

Đến năm 2020, Hải Dương trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng lớn trong có cấu kinh tế, có nền văn hóa-xã hội tiên tiến.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w