Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 60 - 62)

dựng trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Công tác thanh tra kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng là một nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả cao.

Do vậy, thanh tra kiểm tra giá sát trong đầu tư xây dựng phải thực hiện thường xuyên liên tục ở tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, và đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Thanh tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả của công trình dự án sau này, tránh lãng phí kho mà dự án không khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của dự án, công trình địa điểm thực hiện dự án xây dựng công trình.

Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần tiến hành thường xuyên liên tục kết hợp với kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ dự án cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán được duyệt.

Thanh tra kiểm tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình qua đó

nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới hiệu quả trong khai thác công trình.

Trước hết, UBND tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng cán bộ phải có phẩm chất đạo đức có uy tín và trung thực.

Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận hành khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể là:

Thanh tra tỉnh cần xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh trình UBND phê duyệt.

Thanh tra huyện, ngành cần có kế hoạch thanh tra kiểm tra trong phạm vi ngành và địa phương mình.

Các đơn vị cơ sở xây dựng tự kiểm tra công tác đấu tư xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch.

Kiên quyết xử lý những vi phạm như tham ô lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng.

Chống thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trách nhiệm của ngành các cấp là phải nâng cao ý thức trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện.

Do đó cần tiếp tục hoàn thiẹn công tác thanh tra kiểm tra trên tất cả các dự án sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho các cán bộ.

Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra chất lượng sản phẩm của tổ chức tư vấn. Việc kiểm tra này sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, chống được hiện tượng thông đồng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tư vấn.

Thành lập mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Ban hành các văn bản pháp quy về chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, làm căn cứ để tiến hành triệt để rộng rãi chiến lược chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản.

`2.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án

Ban quản lý dự án là người được đại diện cho chủ đầu tư nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực do đó có thể thiếu đi sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động, từ đó dẫn đến việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân gây nên thất thoát, lãng phí trong đầu tư

XDCB. Chính vì vậy cần có các biện pháp tổ chức lại ban quản lý dự án, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư và quản lý tài sản khi dự án kết thúc.

Trong điều kiện trình độ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, sự lạc hậu về công nghệ và tri thức là khó có thể tránh khỏi nên cần phải kiện toàn việc tổ chức ban quản lý dự án gắn với việc nâng cao trình độ quản lý cho các thành viên trong ban quản lý.

Đối với mỗi dự án, công trình có đặc thù khác nhau do đó trong mô hình tổ chức ban quản lý dự án cần linh hoạt tránh sự râp khuôn cứng nhắc, áp dụng mô hình của tổ chức dự án này cho các dự án khác không tương thích.

Cần có sự thanh tra kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của ban quản lý dự án tránh tình trạng lợi dụng quyền hạn để tham ô, tham nhũng tài sản của công.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 60 - 62)