Nâng cao chất lượng quy hoạch

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 53 - 55)

Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, công tác quy hoạch ở nước ta cần phải xem xét, hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Cụ thể công tác quy hoạch phải đảm bảo những yêu cầu sau:

Công tác quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết phải đi trước một bước và phải nghiên cứu xây dựng phê duyệt thẩm định chặt chẽ trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng, thường là phải kế hoạch 5 năm và đồng thời chất lượng quy hoạch phải phù hợp với thị trường, đúng định hướng đảm bảo cơ cấu vốn, cân đối vĩ mô.

Coi trọng công tác quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là quy hoạch quy mô cho từng dự án, đảm bảo phù hợp thời điểm xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu đầu tư. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cần tập trung ưu tiên tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sức phát triển của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Kết hợp chặt chẽ giữa các kết cấu hạ tầng quy mô lớn và hạ tầng quy mô vừa và nhỏ thành một hạng lưới đồng bộ thống nhất.

Đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch theo vùng, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải mang tính thống nhất và liên vùng.

Phải có quy hoạch từng giai đoạn phù hợp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phải lưu ý các vấn đề hội nhập quốc tế, thường xuyên cập nhật, bổ sung điều chỉnh. Để đảm bảo những yêu cầu đó cần phải làm tốt những công việc sau:

Nhanh chóng tạo ra khung khổ pháp lý cho công tác quy hoạch, sớm ban hành các văn bản về quản lý Nhà nước đối với quy hoạch. Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện nay việc phân cấp trong quyết định đầu tư được đánh giá là phù hợp nhưng phân cấp trong quy hoạch cần được cụ thể hơn, quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các chủ thể trong công tác quy hoạch, phân biệt rõ quy hoạch có hiệu lực pháp lý “quy hoạch cứng” và quy hoạch có tính định hướng “ quy hoạch mêm” quyết định của Thủ tướng chính phủ về các ngành các lĩnh vực sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế quốc dân cần lập và phê duyệt quy hoạch.

Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế. Tăng khả năng và nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin cho các ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch nhất là cung cấp thông tin kinh tế, thị trường, khoa học công nghê. Đảm bảo quy hoạch là cơ sở vững chắc định hướng cho đầu tư và kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch sử dụng đất.

Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch bao gồm: quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng, trong đó phải lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các dự án đầu tư không tuân thủ pháp luật, không thực hiện quy hoạch hoặc sai quy hoạch xây dựng.

Rà soát các quy hoạch ngành sản phẩm để loại bỏ trường hợp lợi dụng quy hoạch để độc quyền đầu tư, đảm bảo sản xuất để loại bỏ trường hợp lợi dụng để độc quyền đầu tư, đảm bảo sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm sản xuất hàng hoá

chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo là căn cứ khoa học đầy đủ và vững chắc quy hoạch có tầm nhìn xa, dài hạn giảm những thay đổi, điều chỉnh lớn gây lãng phí. Do đó, Nhà nước cần bố trí đủ vốn cho công tác này quy hoạch xây dựng bằng 3-5 lần số vốn hiện nay cho công tác này vì hiện nay chỉ khoảng 0,004% tổng vốn xây dựng hàng năm, đảm bảo đủ chi phí trả cho công tác lập kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và phấn đấu từ năm 2010 có thể thực hiện được 70-80% khối lượng công tác quy hoạch chi tiết trên cả nước.

Tập trung hoàn thiện và hoàn chỉnh kịp thời những quy hoạch không còn phù hợp để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế. Do công tác quy hoạch là công tác quan trọng, định hướng quyết định đến hiệu quả của đầu tư nên quy hoạch sai dẫn đến đầu tư sai, hiệu quả thấp nếu không kịp thời hoàn thiện bổ sung gây sự lãng phí lớn. Lập lại kỷ cương trong đầu tư xây dựng cơ bản là việc làm cần thiết nhất hiện nay bắt đầu từ công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng đầu tư xây dựng kiên quyết không ghi kế hoạch đầu tư xây dựng đối với các dự án chưa đủ thủ tục xây dựng, chưa đủ điều kiện về nguồn vốn và nguồn vốn. Nghiên cứu soạn thảo bổ sung các chế độ chính sách còn thiếu chưa phù hợp với cơ chế đổi mới nhằm hướng dẫn tạo điều kiện cho các chủ thể tham gi hoạt động xây dựng thực hiện nghiêm luật. Chấn chỉnh công tác lập phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp. Xuất phát từ yêu cầu của sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, địa phương và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cần phải quan tâm đúng mức đến công tác lập, phê duyệt quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp để tránh trường hợp tất cả các ngành các cấp đều lập quy hoạch nhưng dẫn đến thực thi các công trình ngay sau đó, khi công trình đã hoàn thành phải phá bỏ không thể thực hiện do quy hoạch sai, thay đổi quy hoạch. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ năng lực cán bộ lập và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp. Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch, điều này có ý nghĩa quan trọng từng bước nâng cao chất lượng quy hoạch vừa tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Sau đó, cần nâng cao hơn nữa tính kết nối giữa các quy hoạch ngành vùng, quy hoạch tỉnh bằng cách rà soát chấn chỉnh công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất ven đô, đường giao thông, đất khu công nghiệp, nhanh chóng khắc phục tình trạng” quy hoạch treo”.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát công đồng đối với công tác quy hoạch tránh tình trạng không nắm rõ quy hoạch dẫn đến việc đầu tư tràn lan hậu quả là hiệu quả đầu tư thấp gây lãng phí tổn thất lớn. Do đó cần công bố công khai minh bạch quy hoạch tổng thể chiến lược quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp tranh thủ sự giám sát của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương.doc (Trang 53 - 55)