Quản lý chi ngân sách nhà nước là vấn đề quyết định hiệu quả hoạt động đầu tư cần đổi mới chính sách phân phối ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tăng mức và tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho con người nhằm phát triển toàn diện bền vững.
Thứ nhất, đổi mới thứ tự ưu tiên trong bố trí cơ cấu chi ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển trước chi thường xuyên
Thứ hai, cần đổi mới cơ cấu chi đầu tư phát triển
Hiện nay, nội dung chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi các dự án tạo năng lực sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất đã có và tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
Trong giai đoạn tới cần đổi mới phương thức bố trí quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm trang thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch, thất thoát lãng phí.. nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của toàn xã hội. Tập trung vốn đầu tư những công trình hạ tầng lớn khả năng thu hồi vốn thấp. Các công trình như công trình giao thông nông thôn kiên cố hoá kênh mương …nên chuyển sang hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Hạn chế tối đa xây dựng trụ sở mới, mua sắm xe
công,.. nhằm tiết kiệm chi cho ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan cùng khối. Ngoài ra, cùng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương
phải tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hoá giao bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước qua đó tạo nguồn vốn để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả hơn. Đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Cho phép các doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định đến mức tối đa phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để nhanh thu hồi vốn đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị dây chuyển sản xuất, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ ba, đổi mới cơ chế chi thường xuyên
Bố trí cơ cấu chi vẫn phải ưu tiên phát triển con người tăng tỷ trọng chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực xã hội trong đó phải ưu tiên rõ rệt đối với lĩnh vực y tế giáo dục và bảo vệ môi trường.Công tác quản lý chi ngân sách cần đổi mới theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan chủ thể trong quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện chi trả thanh toán trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người hưởng lương, tránh tình trạng chi sai không rõ ràng. Từng bước thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu nhiệm vụ đồng thời thực hiện cơ chế tổ chức đánh giá thẩm định khối lượng chất lượng đã thực hiện thay cho cơ chế phân bổ ngân sách theo đầu vào. Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chi ngân sách nhà nước nâng cao tính công khai minh bạch dân chủ trong quản lý tài chính ngân sách.
KẾT LUẬN
Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là hoạt động rất quan trọng, góp phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng.
Trong thời gian qua tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tỉnh đã huy động được khối lượng khá lớn vốn đầu tư và thực hiện kế hoạch phân bổ cho các ngành góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Đồng thời cũng tạo ra những năng lực sản xuất phục vụ nhất định, phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Song hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập.
Với đề tài: “ Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng một số giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng trong những năm tới. Có như vậy, mới tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, đưa Hải Dương trở thành một trong những trung tâm kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng.