Giải pháp về xây dựng chuẩn mực giao tiếp với du khách

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp với du khách tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt (Trang 51 - 53)

II Đánh giác ủa du khách về văn hóa giao tiếp

3.2.1Giải pháp về xây dựng chuẩn mực giao tiếp với du khách

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI DU KHÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐÀ LẠ T

3.2.1Giải pháp về xây dựng chuẩn mực giao tiếp với du khách

Chuẩn mực giao tiếp vừa là những quy tắc giao tiếp, ứng xử được quy định để áp dụng trong doanh nghiệp nhưng cũng vừa mang tính giáo dục đối với toàn thể nhân viên. Vì vậy, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân viên nhiều, việc xây dựng chuẩn mực giao tiếp là cần thiết để tạo sự đồng bộ, chuyên nghiệp trong cung cách ứng xử của nhân viên.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều theo đuổi những giá trị nhất định. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nói chung, văn hóa giao tiếp nói riêng phải dựa trên nền tảng những giá trị mà doanh nghiệp đề xướng, theo đuổi. Những giá trị đó chính là niềm tin và định hướng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Từ những giá trị chung sẽ tạo nên các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày phù hợp với đặc trưng ngành nghề của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khi xây dựng chuẩn mực giao tiếp cần dựa trên cơ sở thực tế mà có sự chọn lọc, điều chỉnh cho phù hợp: + Duy trì, phát huy những điểm mạnh trong văn hóa giao tiếp của người Đà Lạt: lối giao tiếp nhẹ nhàng, thanh lịch, đặc biệt phát huy tính cách mến khách vốn có; “nụ cười thân thiện” đặc trưng của người Việt Nam càng cần được chú trọng nhất là trong giai đoạn du lịch Đà Lạt mở rộng cửa đón du khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới; sự tế nhị, ý tứ, trọng hòa thuận trong giao tiếp người Việt Nam rất phù hợp với đặc điểm tâm lý của các du khách đến từ Châu Á.

+ Khắc phục những điểm yếu, loại bỏ những hành vi giao tiếp không phù hợp: nhân viên nên mạnh dạn, chủ động bắt chuyện, dẫn dắt du khách thay vì thụ đông, rụt rè như trước đây; thói quen cư xử theo cảm tính theo kiểu vui thì giao tiếp hào hứng, buồn thì giao tiếp thờ ơ, lạnh nhạt, phải dứt khoát loại bỏ ra khỏi văn hóa giao tiếp với du khách; chấn chỉnh tình trạng nói thách khi mua bán, càng không thể chấp nhận những lời nói, hành vi khiếm nhã khi khách đến chọn hàng nhưng chưa mua hàng.

Bên cạnh việc kế thừa và phát huy nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong truyền thống dân tộc, văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp không thể thiếu việc tiếp thu những chuẩn mực giao tiếp văn minh của thế giới để phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển.

Những chuẩn mực giao tiếp là do lãnh đạo doanh nghiệp đề ra nhưng toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp sẽ thực hiện. Việc thực hiện chỉ đạt được hiệu quả khi nhân viên có sự tự giác. Vì vậy, trong quá trình xây dựng các chuẩn mực giao tiếp cho doanh nghiệp, nếu có đội ngũ nhân viên cùng tham gia xây dựng dựa trên những kinh nghiệm trong công việc sẽ có tính thực tiễn cao và nhận được sự đồng thuận của toàn thể nhân viên.

Như vậy, văn hóa giao tiếp trong các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt cần được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nét văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam nói chung, người Đà Lạt nói riêng, tiếp thu những chuẩn mực giao tiếp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển, quan trọng nhất là thể hiện được văn hóa

riêng của mỗi doanh nghiệp, phù hợp với tiêu chí, mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Văn hóa giao tiếp của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt cần tạo được sự khác biệt, nổi bật so với những địa phương khác cũng làm du lịch và phải trở thành ưu thế của du lịch Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp với du khách tại các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt (Trang 51 - 53)