Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 30 - 31)

Với phương châm: an cư mới lạc nghiệp. Đối với người dân ở các nước phát triển Châu Aâu sở hữu nhà ở không phải là vấn đề quan trọng hàng đầu, họ chỉ cần có việc làm; nhà ở thường là nhà thuê để phục vụ tốt nhất cho công việc và thuận lợi cho việc chuyển dịch nơi làm việc. Tuy vậy, người Châu Á cũng như Việt Nam nhà ở là điều vô cùng quan trọng, đến tuổi trưởng thành ai cũng muốn sở hữu riêng một căn nhà. Do đó nhu cầu nhà ở đối với người dân Việt Nam, nhất là các khu đô thị có mật độ người đông là vấn đề bức xúc của mỗi cá nhân.

Bảng 2.3 Tình hình cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến 30/06/2008

Đvt: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp số 125/NHNNTG ngày 14/07/2008 của NHNNTG.

Qua bảng số liệu nhận thấy cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Nguồn tài chính cá nhân dùng để mua, xây dựng sửa chữa nhà ở chủ yếu là các khoản tiền tiết kiệm, các khoản vay mượn từ người thân và bạn bè, nguồn này chiếm tỷ trọng khoảng 75% – 80% tổng vốn đầu tư cho nhà ở. Chỉ có một phần nhỏ đến vay vốn ngân hàng để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở mặc dù nhu cầu là rất lớn nhưng do tâm lý ngại thủ tục nên ít quan hệ với các ngân hàng.

Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh

Tiền Giang đến tháng 06/2008

Dư nợ cho vay tiêu dùng đến tháng

06/2008

Dư nợ cho vay mua, xây dựng,

sửa chữa nhà ở

Tỷ lệ/Tổng dư nợ cho vay tiêu

dùng (%) 6.921.697 492.368 212.338 43%

Mặt khác dịch vụ ngân hàng còn quá hạn chế và xa lạ đối với cá nhân; thị trường tài chính còn kém phát triển nên các cá nhân ít có sự lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều có hình thức cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở riêng lẻ của các cá nhân. Tuy vậy các thủ tục về quản lý xây dựng như: cấp phép xây dựng, hoàn công còn nhiều bất hợp lý đã hạn chế cho vay của các ngân hàng.

Theo quy định việc xây dựng mới hoặc sửa chữa làm thay đổi diện tích, kết cấu phải có giấy phép xây dựng, trong thực tế do việc xin giấy phép xây dựng không đơn giản nên người dân tự động xây dựng và sửa chữa nhà ở, chỉ các nhà nằm trên các con đường của thành phố mới buộc phải có giấy phép.

Qua khảo sát tại Ngân hàng Công thương Tiền Giang đến 66% dư nợ cho vay cán bộ công nhân viên với mục đích là sửa chữa nhà ở với thời gian vay 36 tháng. Nhiều trường hợp đã vay trả 3 đến 4 lần trong 3 năm nhưng đều là vay sửa chữa nhà ở. Phần lớn là đưa vốn vay vào hoạt động kinh doanh kể cả kinh doanh bất động sản.

Đưa ra mục đích vay sửa chữa nhà cũng là né tránh các quy định về vốn tự có. Ngân hàng Công thương quy định phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 50% phương án vay; cần tiền mua một xe gắn máy 20 triệu, cán bộ công nhân viên chỉ cần lập hồ sơ vay sửa chữa nhà với tổng dự toán là 40 triệu và xin vay 20 triệu.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 30 - 31)