Cho vay cán bộ công nhân viên:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 31 - 33)

Bảng 2.4 Tình hình cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến 30/06/2008

Đvt: triệu đồng Dư nợ cho vay

tiêu dùng đến tháng 06/2008

Dư nợ cho vay cán bộ công

nhân viên

Tỷ lệ/Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

(%) 492.368 112.019 23%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp số 125/NHNNTG ngày 14/07/2008 của NHNNTG.

Các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cán bộ công nhân viên như: sửa chữa nhà, mua xe, mua vật dụng gia đình ….mà không cần có tài sản

thế chấp. Hầu như tất cả các ngân hàng đều triển khai hình thức cho cán bộ công nhân viên vay dưới nhiều mức độ khác nhau:

- Ngân hàng NN&PTNT có mức cho vay khá cao là: 50 triệu đồng, thủ tục khá đơn giản chỉ cần có sự bảo lãnh bằng tín chấp của cơ quan quản lý thu nhập. Ngân hàng NN&PTNT với mạng lưới rộng khắp các huyện đã đẩy mạnh cho cán bộ công nhân viên vay vốn, đến cuối năm 2007 đã cho: 8.116 cán bộ công nhân viên vay vốn với mục đích tiêu dùng.

- Hệ thống ngân hàng công thương cũng triển khai đồng thời với các ngân hàng khác nhưng mức vay thấp hơn, lúc đầu là 10 triệu đồng năm 2005 sau đó nâng lên đến 30 triệu đồng (tối đa không quá 12 tháng lương) đối với cán bộ công nhân viên làm việc lâu năm.

+ Ngân hàng cổ phần ngoại thương triển khai hình thức này khá sớm và mạnh mẽ với mức cho vay lên đến 120 triệu đồng, thời gian vay tối đa là 20 năm. Mức vay và thời gian vay phụ thuộc vào mức thu nhập và thời gian làm việc, chức vụ của khách hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên địa bàn chưa đến 1% dư nợ cho cán bộ công nhân viên, là một loại hình cho vay còn nhiều tiềm năng. Hiện nay, bộ phận cho vay cán bộ công nhân viên các ngân hàng đang quá tải, mỗi cán bộ phải phụ trách từ vài trăm đến cả ngàn hồ sơ vay do đó đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xung quanh loại hình này. Tuy đây là một loại hình cho vay tiềm năng nhưng các ngân hàng đều nhận dạng khá rõ ràng về rủi ro khi tiếp tục mở rộng cho vay nhất là đối với các tổ chức kinh tế. Mức độ biến động lao động tại các tổ chức kinh tế không nhỏ, ngân hàng lại không thể cập nhật thông tin về nơi làm việc mới của người lao động, cũng như không có tài sản bảo đảm để cưỡng chế khi người vay có biểu hiện không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng tín dụng.

Do hình thức vay này không cần thế chấp tài sản cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nếu ngân hàng cho vay không kiểm tra chặt chẽ các khỏan vay.

- Một số tổ chức xác nhận thu nhập và tình trạng khấu trừ thu nhập thiếu chính xác. Không ít trường hợp cán bộ công nhân viên đã vay nhiều ngân hàng nhưng lãnh đạo đơn vị vẫn cứ vô tư xác nhận chưa khấu trừ thu nhập cho bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào như: Hội phụ nữ tỉnh Tiền Giang, Liên đòan lao động tỉnh Tiền Giang, Hội luật gia tỉnh Tiền Giang….

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)