Còn nhiều vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 43)

Mặc dù về mặt cơ chế Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP và 85/CP đã cho phép các tổ chức tín dụng dùng nhiều hình thức xử lý tài sản. Tuy nhiên từ Nghị định đến các văn bản thực hiện liên quan của nhiều cơ quan khác nhau còn rất xa vời. Thực tế các TCTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất khó khăn trong việc tự xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay:

+ Trong trường hợp người vay cố tình không trả nợ và không đồng ý bán tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn tự xử lý tài sản phải được sự hỗ trợ của nhiều cơ quan ban ngành như: Công an, ủy ban phường xã …..và các cơ quan này thường thiếu sự phối hợp đồng bộ và không cho đó là nhiệm vụ của mình.

+ Các thủ tục chuyển nhượng hiện nay đối với bất động sản hết sức phức tạp và gần như không thể thực hiện được nếu người chủ sở hữu tài sản không đồng ý chuyển nhượng. Ngay cả các trường hợp xử lý tài sản thông qua trung tâm đấu giá thì trung tâm cũng yêu cầu có sự đồng ý của chủ sở hữu.

+ Không thực hiện xử lý tài sản khi tài sản đang bị tranh chấp, nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình tự tạo ra tranh chấp nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản của ngân hàng.

Do đó, phần lớn các khỏan nợ có vấn đề cần xử lý tài sản đảm bảo các ngân hàng thường phải thông qua con đường khởi kiện qua cơ quan pháp luật. Việc thực hiện bán tài sản theo trình tự của các cơ quan này thường kéo dài gây thiệt hại cho các ngân hàng, nhất là các món vay tiêu dùng thường có số tiền không lớn.

2.3.4.4 Việc thu thập thông tin về khách hàng còn nhiều hạn chế:

Phần lớn thông tin cán bộ tín dụng thu thập qua khách hàng và nơi quản lý nguồn thu nhập của khách hàng. Trong thực tế việc điều tra thông tin của khách hàng gặp nhiều khó khăn:

+ Tư cách của khách hàng: cán bộ tín dụng phải dựa vào kinh nghiệm để phán đoán mà không có thông tin về khách hàng. Để hạn chế bớt rủi ro khi gặp khách hàng xấu, cán bộ tín dụng thường xử dụng triệt để các mối quan hệ của mình để xem xét khách hàng đã vay tại các tổ chức tín dụng khác.

+ Thông tin về thu nhập: đối với khách hàng buôn bán lẻ hoặc kinh doanh có nguồn thu nhập không ổn định thì các thông tin về thu nhập do kinh nghiệm ước đoán của cán bộ tín dụng mà không theo một chuẩn mực nào.

+ Thông tin về nợ vay của các ngân hàng: đối với trường hợp vay tiêu dùng theo dạng tín chấp, không ít cá nhân lợi dụng việc này để liên hệ vay vốn 2,3 ngân hàng, nhưng các ngân hàng chưa có cơ sở kiểm chứng cũng như xác minh để có biện pháp xử lý nợ.

+ Các ngân hàng chưa có sự chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp để tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng đạt hiệu quả.

2.3.3.5 Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa phù hợp:

Các sản phẩm của ngân hàng chưa phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, các chương trình cho vay mua nhà ở thường có thời gian vay dưới 10 năm với lãi suất khoảng 1%/tháng năm 2005 và 1,75% vào năm 2008 và phải có vốn tự có tối thiểu là 30% nhu cầu vốn của phương án mua nhà. Do đó người lao động có thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/tháng khó tiếp cận được với sản phẩm này.

Hầu như các ngân hàng trên địa bàn không tạo ra những sản phẩm riêng biệt, chuyên trách từng sản phẩm tiêu dùng riêng dẫn đến người vay vốn không tìm ra được những thuận tiện và ưu điểm từ mỗi ngân hàng trên địa bàn.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đang thực hiện chương trình hiện đại hóa, trong thời gian gần đây đã xuất hiện khá nhiều dịch vụ ngân hàng mà nổi bật là dịch vụ thẻ. Đây là một dịch vụ mới và đầy tiềm năng với một tỉnh gần 1,8 triệu dân như Tiền Giang, việc cung cấp thông tin về dịch vụ thẻ của các ngân hàng lại quá khiêm tốn. Phần lớn người dân chưa biết đến các lọai thẻ, một số dân cư ở các khu đô thị lớn cũng chỉ biết đến thẻ ATM với chức năng duy nhất là để rút tiền mặt. Và một số rất ít khách hàng biết đến các thẻ Master, Visa….. Thị trường thẻ Việt Nam tuy được đánh giá là tiềm năng và có tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng đã găïp không ít khó khăn:

+ Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt. Trên 95% các giao dịch của cá nhân được thực hiện bằng tiền mặt làm cho việc sử dụng thẻ trở nên xa lạ.

+ Mỗi ngân hàng đều thực hiện các công nghệ thẻ khác nhau, thiếu sự phối hợp dẫn đến lãng phí. Cụ thể nhất là việc máy ATM của ngân hàng nào chỉ chấp nhận thẻ của ngân hàng đó gây khó khăn cho người đang sử dụng dịch vụ thẻ.

+ Các ngân hàng thương mại có thể cho cán bộ công nhân viên vay đến 50 triệu đồng không có tài sản đảm bảo, nhưng rất hạn chế phát hành thẻ tín dụng đến mức này. Hiện nay ngân hàng Công Thương Việt Nam chỉ phát hành thẻ tín dụng không có tài sản đảm bảo với hạn mức tốn đa là 30 triệu đồng cho chính nhân viên của ngân hàng chưa có dư nợ vay. Các đối tượng khác phải ký quỹ từ 100% đến 120% hạn mức của thẻ.

+ Có quá ít máy chấp nhận thanh toán thẻ, chỉ có một số siêu thị và cửa hàng lớn tại các khu trung tâm mới được các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thẻ.

2.3.3.6 Tâm lý người dân trên địa bàn không kích thích nhu cầu vay vốn:

Tâm lý tiết kiệm của người Á Đông ít đi vay để nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong hiện tại. Đi với nó là thói quen tích trữ còn tồn tại trong đại bộ phận dân chúng. Người dân vẫn còn chọn hình thức giữ tiền hoặc mua vàng. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc vay vốn tiêu dùng còn chậm phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Ngoại trừ các khách hàng thuộc các cơ quan ban ngành hoặc các tổ chức kinh tế có khả năng và hiểu biết để liên hệ vay vốn thì còn lại là các khách hàng cá thể còn rất ít quan tâm đến các thủ tục phải có khi liên hệ vay vốn ngân hàng. Việc vay vốn ngân hàng vốn dĩ phải trải qua nhiều thủ tục về giấy tờ rất dễ làm khách hàng vay vốn e ngại.

2.3.3.7 Một số tồn đọng khác:

Hiện nay các ngân hàng thương mại đã đưa ra các hình thức giao dịch qua điện thoại, giao dịch qua mạng …về mặt hạ tầng kỹ thuật các ngân hàng có thể thực hiện được, nhưng tính pháp lý của các giao dịch này vẫn chưa có một văn bản nào quy định một cách chặt chẽ, khả thi. Tương tự đối với các loại thẻ đã phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây nhưng các quy định xử lý các tranh chấp chưa hợp lý dẫn đến tâm lý bất an cho cả người sử dụng thẻ và cơ quan phát hành thẻ.

Với các diễn biến bất thường của thị trường bất động sản như hiện nay, các chính sách đất đai thường thay đổi, thiếu sự ổn định tạo ra định kiến cho các ngân hàng khi cho vay nhóm khách hàng vay mua nhà là khả năng chịu rủi ro cao. Các ngân hàng cho khách hàng vay mua nhà ở các dự án với tài sản bảo đảm hình thành từ chính khoản vay, nhưng quá trình hình thành tài sản đảm bảo thường kéo dài,

những khó khăn trong việc cấp chứng thư sở hữu tài sản làm căn cứ cho việc thế chấp đảm bảo cho khoản vay làm cho các ngân hàng không yên tâm.

2.4 Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:

2.4.1 Ưu điểm:

- Kinh tế Tiền Giang đang trong quá trình phát triển với nhiều khởi sắc, tốc độ gia tăng GDP hàng năm ở mức bình quân 9,8%/năm. Tỉnh Tiền Giang còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy và khai thác. Hiện nay với các chính sách thu hút đầu tư của UBND tỉnh Tiền Giang, đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và mở cơ sở hoạt động. Chính điều này đã tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tạo động lực cho nhu cầu tiêu dùng.

Ngày 5/1/2008 Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008. Theo đó, tỉnh sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững; GDP bình quân đầu người tăng thêm 110 USD so với năm 2007, tức đạt 755USD/người/năm. Đây chính là nhân tố quan trọng để kích thích người dân vay vốn tiêu dùng ở các ngân hàng trên địa bàn.

- Các ngân hàng thương mại đều đã ban hành quy chế cho vay tiêu dùng cụ thể. Trên cơ sở đó, các ngân hàng trên địa bàn vận dụng và quán triệt ở mức cao, đảm bảo tuân thủ các chính sách, nghiệp vụ đã ban hành. Các ngân hàng đã khai thác và mở rộng thêm các tiện ích cho khách hàng. Các ngân hàng thương mại đã có sự chủ động, tìm kiếm khách hàng trên địa bàn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng đã tăng cường công tác tiếp thị để có thể gìn giữ khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới. Đa dạng hóa các hình thức cho vay tiêu dùng, đan xen với các phương thức cấp tín dụng: vay qua thẻ ATM, vay khấu trừ lương cơ quan.

- Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã có sự đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn tiêu dùng. Trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các ngân hàng trên địa bàn đã cải tiến phong cách giao tiếp và các kỹ năng theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Nhiều ngân hàng đã tự tổ chức các lớp huấn luyện các kỹ năng giao tiếp khách hàng, mời các chuyên gia giảng giải, tham dự các cuộc thi về giao tiếp ứng xử ………

- Mạng lưới các ngân hàng đã triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, mức lãi suất có sự cạnh tranh. Điều này đã giúp cho khách hàng vay vốn tiêu dùng có thể sàng lọc và chọn lựa ngân hàng theo tính toán có lợi nhất. Đây vừa là động lực để các ngân hàng nâng chất và lượng trong công tác tín dụng.

- Đã có sự liên kết với các đơn vị bán hàng để phục vụ vay tiêu dùng. Để tăng cường tính an toàn, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích, các ngân hàng trên địa bàn đã mở rộng việc chọn lựa các đối tác cung cấp sản phẩm cho khách hàng khi vay vốn.

2.4.2 Tồn tại:

- Đối với các khỏan vay tín chấp từ cán bộ công nhân viên: ngoại trừ các đối tượng đang làm việc ở đơn vị hành chính sự nghiệp có tính ổn định, còn lại đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động có tính luân chuyển cao cho nên khó hội đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Nhiều đơn vị, lãnh đạo còn e ngại bảo lãnh vay vốn ngân hàng do tính chất khó quản lý và bảo lãnh bằng uy tín đơn vị.

- Chưa tạo dấu ấn tiếp thị đối với những mảng khách hàng riêng biệt: thường các ngân hàng có sự đánh đồng trong việc tiếp thị mà chưa có hình thức đặc trưng cho riêng từng mảng khách hàng. Nhu cầu khách hàng là khác nhau, tâm lý khách hàng cũng khác nhau nên phải có cách thức tiếp thị riêng biệt kể cả trong phương thức giao tiếp và cấp hạn mức tín dụng. Từ thiếu sót trên chưa tạo ra hiệu quả lôi kéo lớn mặc dù các ngân hàng đã đầu tư khá nhiều kinh phí vào công tác tiếp thị.

Cán bộ tín dụng còn chưa chuyên nghiệp trong giao tiếp và phục vụ khách hàng: do cho vay tiêu dùng chỉ là một mảng nhỏ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay nên thường là các ngân hàng đây chỉ là một bộ phận chung với số lượng cán bộ ít và thiếu các kỹ năng tìm kiếm khách hàng. Do chế độ lương hiện nay ở các ngân hàng còn theo “chủ nghĩa bình quân, thâm niên là chính”. Thường là các cán bộ ngân hàng với tâm lý chờ đợi khách hàng đến liên hệ vay vốn và xem xét giải quyết chứ rất ít đi xuống các đơn vị giới thiệu cho khách hàng rõ về chương trình vay vốn và các thủ tục cần thiết.

- Nhìn chung thủ tục vay tiêu dùng còn phức tạp, khó khăn, đối tượng đủ điều kiện rất khó đạt theo qui định của ngân hàng: Đối với các trường hợp vay vốn tín chấp, điều kiện tối thiểu là đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, cơ quan quản lý lao động phải có trụ sở trong tỉnh, có

thu nhập thường xuyên, ổn định từ 1.500.000 đồng/ tháng trở lên, điều kiện cư trú dài hạn, có sự bảo lãnh của Chủ tịch công đoàn hoặc lãnh đạo đơn vị……

- Còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, không tuân thủ quy định của NHNN, giảm chất lượng tín dụng để tìm kiếm khách hàng. Một số ngân hàng đặc biệt là ngân hàng cổ phần đã thay đổi lãi suất giảm bất thường, chi hoa hồng cao cho cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp, số tiền cho vay cao tiêu dùng cao hơn quy định ban hành …

- Lãi suất còn ở mức cao so với thu nhập của người dân địa phương: trong hai năm từ 2007 – 2008 lãi suất cho vay có sự thay đổi đột biến từ 12%/năm lên 21%/năm đã khiến cho việc vay vốn tiêu dùng của đại đa số cán bộ công nhân viên, cá thể gặp khó khăn. Thêm vào đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống ngày càng tăng bắt buộc các khách hàng phải hết sức thận trọng khi vay vốn ngân hàng cho nhu cầu tiêu dùng. Qua kết quả thực tế ở một số ngân hàng thương mại, trong các năm 2007 – 2008 nợ quá hạn tiêu dùng có sự gia tăng đã minh chứng cho thực tế nêu trên.

- Công tác tiếp thị còn chưa lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh. Người dân chưa quen với việc vay vốn ngân hàng do tâm lý ngại thủ tục, khi có nhu cầu mua sắm thường vay nặng lãi hoặc vay trả góp bên ngoài với lãi suất cao. Đây là tồn tại rất chậm được khắc phục. Kênh tín dụng”đen” với những ưu điểm là”nhanh chóng, kịp thời” ngược lại với hệ thống ngân hàng vốn được xem là”rắc rối và lâu lắc”. Nguyên nhân yếu kém trên là do hoạt động tiếp thị và hướng dẫn cho khách hàng còn yếu, chưa dàn trải đến tất cả các tầng lớp khách hàng.

- Chất lượng thẩm định và năng lực quản lý hồ sơ của cán bộ còn yếu: phương pháp làm việc CBTD còn thô sơ, chưa có phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động và phát huy tính sáng tạo, thiếu tính chủ động và đề xuất ý kiến dẫn đến công việc làm chậm, không rõ ràng.

Công tác quản lý hồ sơ vay vốn còn mang tính thủ công, chưa có chương trình hỗ trợ để phục vụ việc quản lý: do số lượng hồ sơ vay vốn tiêu dùng rất nhiều, phần lớn là vay trung và dài hạn nhưng chưa có chương trình điện toán quản lý để có nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ. Phần lớn cán bộ có sổ theo dõi tay, điều này mất rất nhiều thời gian và công sức. Thay vì cần có các chương trình quản lý tự

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)