Thực trạng vận dụng quy chế cho vay:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 39 - 42)

Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã không ngừng lớn mạnh, đạt được mức tăng trưởng khá cao và ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do đặc thù của món vay có số tiền nhỏ, hồ sơ không phức tạp lại đang trong giai đoạn cạnh tranh thu hút khách hàng nên so với các hình thức tín dụng khác thì tín dụng tiêu dùng đa phần còn ít được chú trọng, đầu tư và vận dụng quy chế đã ban hành. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

♦ Hạn chế trong công tác quản trị điều hành, tuân thủ các quy chế tín dụng về cho vay tiêu dùng đã ban hành:

+ Về tổ chức thẩm định: có thể nói cho đến nay các ngân hàng trên địa bàn chưa có phòng thẩm định. Nghiệp vụ thẩm định vẫn được lồng ghép với nghiệp vụ tín dụng. Một cán bộ tín dụng vẫn phải kiêm rất nhiều việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm soát tính đầy đủ hợp lệ các loại giấy tờ, thu thập thông tin để thẩm định khách hàng vay đến lập tờ trình rồi kiểm tra, giám sát theo dõi nợ vay. Khối lượng công việc lớn như vậy cộng thêm số các món vay ngày càng tăng khiến cho cán bộ không còn đủ thời gian để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định, từ đó làm giảm tính chính xác của các kết quả cuối cùng.

+ Do đặc thù của món vay tiêu dùng đòi hỏi phải có tính xác thực trong việc xây dựng nhu cầu vay vốn và việc sử dụng vốn vay, từ đó đòi hỏi nhiều kỹ năng và tính trung thực trong công tác thẩm định và công tác kiểm tra sử dụng vốn vay. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng sau khi thẩm định cho vay và giải ngân thì không quan tâm đến công tác kiểm tra sau hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ các chứng từ có liên quan: hóa đơn tài chánh, hợp đồng thi công, biên bản nghiệm thu, biên bản hoàn công…

+ Cho vay tiêu dùng còn thiếu hồ sơ pháp lý xác định nhu cầu vay vốn, đặc biệt là mảng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở… dẫn đến tình trạng nhiều món vay chưa được cấp phép hoặc hồ sơ thủ tục chính quyền chưa xong nhưng ngân hàng vẫn xem xét cho vay hoặc khi đã hoàn tất việc mua bán, xây dựng, sửa chữa xong mới liên hệ vay vốn ngân hàng để thanh toán nợ ngoài.

+ Còn hiện tượng gia hạn và đảo nợ, hoặc cùng một mục đích nhưng vay vốn nhiều lần nhưng vì nhiều lý do trong đó có liên quan đến kết quả tạm thời nhiều đơn

vị vẫn không kiên quyết chấm dứt, đẩy món vay ngày càng cao hơn về số tiền nợ và mức độ rủi ro theo định tính.

+ Mặc dù cơ chế và quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng các ngân hàng đã có ban hành nhưng lãnh đạo các ngân hàng còn có tư tưởng quá tin vào cấp dưới, đặc biệt là hệ thống ngân hàng quốc doanh: thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng. Lãnh đạo đơn vị phụ trách kinh doanh còn quá “nhẹ” trong chỉ đạo điều hành đối với cán bộ tín dụng dưới quyền. Đối với nhiều sai sót nhỏ nhưng dễ dãi cho qua, từ đó cán bộ dưới quyền không có ý thức sửa chữa hoặc hoàn thiện hồ sơ cho vay ngày càng tốt hơn.

+ Ở một số ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh chưa phân định trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa CBTD và CBTD cùng thẩm định nên việc 02 CBTD cùng thẩm định một món vay tiêu dùng chưa đạt hiệu quả cao. Có trường hợp không tham dự định giá nhưng vẫn ký vào Tờ trình và Biên bản định giá tài sản thế chấp từ đó tạo nhiều kẽ hở trong kiểm tra giám sát. Ý kiến của hai cán bộ thường là giống nhau đến từng chữ nên cũng không thể hiện thêm được nội dung mang tính chất độc lập.

+ Trong thẩm định tín dụng tiêu dùng còn dựa vào tài sản đảm bảo, không yêu cầu cán bộ phân tích được uy tín và năng lực điều hành của khách hàng. Nhiều món vay khi nhận tài sản thế chấp không nhận ra những khó khăn trong việc xử lý tài sản nếu món vay không có khả năng trả được nợ: tài sản nằm trong sâu, không thuận tiện đi lại, không phù hợp về mặt phong thủy …

+ Đối với các món vay tiêu dùng tín chấp có xác nhận của lãnh đạo đơn vị hoặc cho vay theo hình thức thẻ tín dụng còn dựa nhiều vào hồ sơ giấy hoặc xác nhận bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan, thiếu thẩm định thực tế về tình hình tài chánh, uy tín tại địa phương…dẫn đến tình trạng khi không trả được nợ thì cơ quan ban ngành thiếu hợp tác hoặc các đương sự nghỉ việc thì khả năng thu hồi nợ hầu như bằng không.

+ Còn nặng giải quyết công việc theo “miệng” chưa có văn bản chỉ đạo rõ ràng, nhiều khi đưa CBTD vào thế không dám làm trái ý cấp trên. Từ đó thiếu tính chủ động trong xử lý nghiệp vụ đối với khách hàng.

+ Chưa có cơ chế ràng buộc cán bộ tín dụng; hoặc cán bộ tín dụng chưa tận tâm với công việc …

Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng: tính hệ thống, tính rủi ro, yêu cầu trình độ lao động có chất lượng cao để có khả năng phân tích khách hàng, đảm bảo việc cho vay có hiệu quả tốt nhất nhưng còn có cán bộ có tư duy cá nhân, trục lợi trong việc giải quyết cho vay; từ đó giảm chất lượng tín dụng khi thẩm định, lãnh đạo chưa có cơ chế ràng buộc về mặt vật chất để nâng cao trách nhiệm trong công tác tín dụng …

+ Thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay tiêu dùng, hoặc không sử dụng các công cụ nghiệp vụ để tăng cường tính an tòan trong sử dụng vốn vay, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích là nguyên nhân không trả được nợ ngân hàng: tiền vay giải ngân một lần không theo tiến độ thực hiện, giải ngân không có các chứng từ hoặc hồ sơ phù hợp, tiền vay không được chuyển khoản đến các bên nhận mà chủ yếu nhận bằng tiền mặt.

♦C¸c h¹n chÕ kh¸c

Việc thẩm định dự án đôi khi còn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định còn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc ngân hàng có quyết định cho vay hay không không chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào tài sản vô hình đem ra thế chấp ngân hàng - đó chính là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Vì thế mà có những dự án vay tiêu dùng kết quả thẩm định cho thấy có thể cho vay thì chưa chắc đã được chấp thuận cho vay, trong khi có dự án mà kết quả thẩm định cho thấy không thể cho vay hoặc còn nhiều điều bất ổn thì lại được ngân hàng sẵn sàng cấp vốn. Đây chính là nguy cơ chủ yếu dẫn đến những rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)