Chính sách khách hàng:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 60 - 62)

♦ Chính sách tín dụng tiêu dùng:

+ Về điều kiện để được vay tiêu dùng:

Nếu như trước đây khi xét duyệt cho vay tiêu dùng thường căn cứ vào những thông số mang tính kỹ thuật của riêng ngân hàng mình thì trong giai đoạn hiện nay điều cần thiết hơn là việc xác định chính xác những nhu cầu vốn của khách hàng và tính xác thực khi xây dựng các nhu cầu vốn trước khi cấp tín dụng. Điều này cho thấy nếu công tác thẩm định đạt chất lượng thì không phải là quá khó khi tiến hành kiểm tra vay vốn. Nếu những điều kiện về tín chấp quá khó không hội đủ thì có thể yêu cầu khách hàng chuyển sang hình thức có thế chấp để đảm bảo món vay.

Nhu cầu vay vốn của mỗi cá nhân là nhu cầu xuất phát tự nhiên. Nếu như các ngân hàng cứ căn cứ vào thâm niên công tác để xét khách hàng thì rất khó hội đủ điều kiện đối với các khách hàng mới vào làm hoặc có mức lương thấp. Do vậy, các ngân hàng cần xây dựng các điều kiện vay vốn tiêu dùng theo hướng kết hợp và tư vấn cho khách hàng lựa chọn giữa hình thức thế chấp và tín chấp để có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn. Tránh trường hợp chỉ chuyên tâm vào điều kiện cho vay tín chấp mà không tư vấn cho khách hàng trường hợp vay vốn có tài sản đảm bảo rồi thì kết luận là không đủ điều kiện vay vốn. Cái chính vẫn là tính xác thực trong việc sử dụng nguồn vốn và khả năng tài chính cũng như tài sản đảm bảo của khách hàng.

+ Về xác định lãi suất cho vay thông qua tính điểm khách hàng:

Theo phương thức sàng lọc khách hàng hiện nay, các ngân hàng trên địa bàn cần chủ động xây dựng Hệ thống thang chấm điểm khách hàng theo các tiêu chí: uy

tín cá nhân, uy tín đơn vị chủ quản (tín chấp), tính xác thực trong vay vốn, khả năng tài chánh, về tài sản đảm bảo, khả năng thanh lý trong trường hợp rủi ro….Mỗi hạng mục cần có cách tính điểm riêng biệt để qua đó cán bộ tín dụng có một cái nhìn sơ lược về khách hàng. Đây là tiêu chí cần thiết phải có trong mỗi hồ sơ vay vốn tiêu dùng.

Qua đó, việc áp dụng thang lãi suất dựa vào điểm của khách hàng để có chính sách lãi suất linh động áp dụng cho từng phân loại khách hàng theo thang điểm đã chấm. Vấn đề này có thể không chỉ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng mà còn có thể đưa vào các loại hình vay vốn khác. Lãi suất giảm cho khách hàng có thang điểm cao, khả năng rủi ro thấp và ngược lại.

♦ Chính sách khách hàng:

Các ngân hàng cần coi cho vay tiêu dùng là một chiến lược kinh doanh giữ một vị trí quan trọng trong cấp tín dụng. Xây dựng hệ thống chính sách để tiếp cận có hiệu quả và hạn chế được rủi ro. Việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng không dừng lại ở hiệu quả của việc cho vay mà là tiền đề, điều kiện thuận lợi đưa các dịch vụ ngân hàng khác đến đến với số đông dân chúng.

Xây dựng quy chế cho vay theo từng sản phẩm chuyên biệt, thậm chí theo từng đối tượng khách hàng. Mỗi lọai sản phẩm tiêu dùng với điều kiện đặc thù sẽ nhắm đến một đối tượng cụ thể. Với sự khảo sát cụ thể các ngân hàng hoàn toàn có thể đưa ra các sản phẩm rất gần với nhu cầu của các thành phần dân cư khác nhau, cũng như dễ dàng đánh giá kết quả của sản phẩm đã đưa ra. Cũng như các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nếu giá cao, chất lượng kém, sản phẩm sẽ ít được chấp nhận và ngược lại.

Có chính sách dài hơn trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân nước ta còn thấp, chờ đợi để người dân tự hiểu và tìm đến các dịch vụ ngân hàng – một lọai hình dịch vụ cao cấp sẽ mất thời gian khá dài.

Cho vay tiêu dùng là một hình thức bán lẻ, số lượng khách hàng sẽ rất lớn khi các ngân hàng mở ra nhiều hình thức cho vay tiêu dùng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Để đáp ứng cho nhu cầu này các ngân hàng cần tổ chức bộ phận chuyên trách đảm nhận cho vay tiêu dùng vừa đáp ứng tốt cho nhu cầu khách hàng vừa tránh quá tải cho cán bộ tín dụng như hiện nay.

+ Về các đối tượng được cấp tín dụng tiêu dùng:

Nếu như trước đây các ngân hàng trên địa bàn chỉ chú tâm khai thác các khách hàng vay vốn tiêu dùng với các mục đích vay vốn giản đơn như mua sắm hàng kim khí điện máy, sửa chữa nhà ở, xây nhà thì trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng hơn nữa vào các mục đích như vay tiền du học, hợp tác lao động, du lịch …để có thể tìm kiếm và đáp ứng được những nhu cầu vay vốn thiết thực.

+ Về công tác tư vấn cho khách hàng:

Các ngân hàng trên địa bàn phải không ngừng đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ phục vụ tốt hơn nữa cho mảng tín dụng tiêu dùng để họ có thể làm tốt công tác tư vấn và giải đáp cho khách hàng những khó khăn vướng mắc mà khách hàng có thể gặp phải. Các bộ tín dụng phải là người bạn thân thiết với khách hàng, làm tốt công tác tư vấn nhằm mục đích khai thác những thông tin thiết thực để hạn chế rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng tiêu dùng. Tránh trường hợp tư vấn cho khách hàng theo hướng giảm chất lượng tín dụng để lách các điều kiện vay vốn.

♦ Chính sách Marketing và công tác tiếp cận nhu cầu khách hàng:

Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, họat động Marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo, chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển thị trường dịch vụ cá nhân. Bởi lẽ, rất đơn giản là tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước theo số đông, chịu tác động của qui luật bầy đàn trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin…Để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân, thiết nghĩ các ngân hàng thương mại trên địa bàn nên có các chiến lược marketing để đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 60 - 62)