Phương thức quản lý món vay:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 68)

Trong xã hội hiện đại, có tới 70% – 80% thông tin là do các phương tiện thông tin nói chung và và báo chí nói riêng mang lại. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới, các chính sách điều hành, quản lý nền kinh tế chưa hòan thiện, hệ thống thông tin tín dụng chưa đáp ứng kịp thời cho họat động tín dụng và công tác thẩm định khách hàng vay vốn. Do đó, rủi ro thiếu thông tin về khách hàng và môi trường cho vay rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế này, đòi hỏi những người làm công tác tín dụng cần xây dựng hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ tốt cho công tác tín dụng. Trong hệ thống thông tin trên, nguồn thông tin trên báo chí là không thể thiếu. Việc xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng có quan hệ với ngân hàng và sử dụng hiệu quả những thông tin trên trong thẩm định sẽ giảm bớt được yếu tố chủ quan trong việc thẩm định khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

* Các vấn đề cần triển khai:

Quán triệt đến tất cả các cán bộ để mọi người nhận thấy được vai trò, tác dụng của những thông tin liên quan đến họat động ngân hàng nói chung và khách hàng nói riêng.

Xây dựng hệ thống thông tin thu thập trên báo chí, cơ quan ban ngành, cơ quan chức năng đảm bảo tính đồng nhất về nội dung thông tin. Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ tín dụng. Hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trong thẩm định khách hàng tại cơ sở.

CBTD phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin phục vụ công tác, nhằm rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt trong thẩm định khách hàng.

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong cập nhật thông tin từ nhiều ấn phẩm báo chí, báo đài, Internet, Web trong nước và ngoài nước.

♦ Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cho vay tiêu dùng:

Thay cho việc quản lý khách hàng bằng sổ tay thì phòng thông tin điện toán của các ngân hàng cần đầu tư và xây dựng các chương trình điện toán phục vụ cho nhu cầu phân loại và quản lý khách hàng vay vốn tiêu dùng. Do đặc điểm là các món vay có thời hạn dài, kỳ hạn trả nợ nhiều rất khó quản lý và đôn đốc rất dễ xảy ra tình trạng quá hạn do chậm trả vốn và lãi. Do vậy, cần xây dựng các chương trình

điện toán để tự thông báo trước những khách hàng nào đến hạn trả vốn, lãi để hỗ trợ cán bộ tín dụng trong thông báo kịp thời khách hàng.

♦ Tăng cường mối liên kết giữa đơn vị chủ quản, bên bán hàng và ngân hàng:

Để tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại, an toàn và tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm cơ hội mua sắm, cải thiện chất lượng cuộc sống. Các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm và nhanh chóng hợp tác dịch vụ với các nhà kinh doanh thương mại, dịch vụ khác như: dịch vụ thẻ tín dụng hợp tác dịch vụ thanh tóan với các nhà kinh doanh bất động sản, nhà ở, ô tô, máy tính thiết bị đắt tiền khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; liên kết dịch vụ về ngân hàng, về du học với các nhà cung cấp dịch vụ du học, tín dụng với dịch vụ lao động xuất khẩu, tín dụng với dịch vụ kinh doanh chứng khóan. Trong hợp tác với các đối tác theo nguyên tắc bình đẳng lợi ích thì đương nhiên chính sách phí hoa hồng cần linh hoạt để các ngân hàng chủ động thực hiện.

♦ Về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng:

Các ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm sóat trước và trong khi cho vay theo quy chế và quy trình cho vay tiêu dùng đã ban hành. Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra mức độ tuân thủ theo đúng cam kết trong Hợp đồng tín dụng; tình hình sử dụng vốn vay, phát hiện những dấu hiệu tìm ẩn rủi ro.

Tăng cường phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay để đưa ra kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý sớm tránh chuyển qua nhóm nợ cao hơn.

Về hồ sơ pháp lý tài sản cần đảm bảo “tính trong sạch” của các chứng thư sỡ hữu. Cẩn trọng đối với các tài sản có liên quan đến yếu tố thừa kế, tranh chấp, chứng thư chưa rõ ràng hoặc đang ở giai đoạn hoàn chỉnh; cũng không loại trừ yếu tố giả mạo chứng thư sỡ hữu. Để loại trừ các vấn đề này, đảm bảo tính pháp lý khi xử lý tài sản trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì bắt buộc CBTD phải có sự đầu tư cao trong công tác thẩm định, thu thập thêm thông tin từ nhiều nguồn có liên quan.

♦ Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng:

- Hoạt động thanh tra của các ngân hàng thương mại cần đi vào chiều sâu, tránh mang tính hình thức hoặc chiếu lệ. Có như vậy thì kết quả thanh tra kiểm tra đạt chất lượng và có kết quả tốt thúc đẩy hoạt động các ngân hàng.

- Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng trên địa bàn cần phát huy vai trò kiểm tra giám sát trong họat động tín dụng tiêu dùng. Các kiến nghị đề xuất xử lý phải mang tính kịp thời và có hệ thống. Những cảnh báo của công tác thanh tra phải có giá trị kiến nghị mạnh về mặt thực tiễn để Lãnh đạo các ngân hàng và CBTD nhận thức được tính cấp bách và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại ở địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 65 - 68)