Diện tích vườn cà phê già cỗi đang tăng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ (Trang 43 - 44)

- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che

2.3.1.2 Diện tích vườn cà phê già cỗi đang tăng

Cà phê có tuổi thọ khá dài, trong điều kiện bình thường có thể sống đến 30 - 40 năm vẫn cho thu hoạch. Tuy nhiên, thời kỳ sung sức nhất, cho năng suất cao nhất là vào khoảng năm thứ 10 đến năm thứ 20. Sau đó năng suất cà phê giảm dần và đi vào thời kỳ suy thoái. Ở Việt Nam do sản xuất cà phê theo kiểu khai thác tối đa để cho năng suất cao nên cây chóng kiệt sức, vườn cây trồng chủ yếu theo phương thức độc canh, diện tích cà phê có cây che bóng chỉ đạt 4,9%. Vì vậy, tuổi thọ của cây cà phê Việt Nam chỉ vào khoảng 20 năm. Sản xuất cà phê thiếu tính bền vững nên vườn cà phê dễ bị các loại bệnh hại tấn công, chu kỳ khai thác ngắn lại. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước chỉ có khoảng 274.000ha (chiếm 54,8%) được trồng ở giai đoạn sau năm 1993 là trong độ tuổi từ 10 - 15 năm. 139.600 ha được trồng từ 1988 – 1993 đến nay tuổi đã từ 15 - 20 năm. Và 86.400 ha trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi.

Theo khảo sát của tác giả thì chỉ có 6,1% vườn cà phê nhỏ hơn 10 tuổi, 25,3% có tuổi từ 10 – 15. Còn lại 56,6% vườn cà phê có tuổi từ 15 – 20 và 12,1% vườn cà phê trên 20 tuổi. Như vậy, trong thời gian 5 - 10 năm tới sẽ có trên 50% diên tích cà phê Việt Nam đã hết thời kỳ kinh doanh hiệu quả phải cưa bỏ, phục hồi hoặc trồng lại. Như vậy, với diện tích cà phê già cỗi sẽ làm hạn chế việc sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ tại các hộ nông dân.

-44-

Quan điểm phát triển bền vững của UTZ cũng liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh việc đầu tư phân bón phù hợp với nhu cầu của vườn cây, kết hợp phân vô cơ và hữu cơ một cách hợp lý, tăng cường cây che bóng và thảm thực vật đểđảm bảo năng suất ổn định, hạn chế khai thác quá mức làm kiệt quệ vườn cây tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Tuy nhiên với quan điểm, định hướng phát triển theo hướng bền vững đã được UTZ đề cập và được thừa nhận trên toàn thế giới lại mở ra cơ hội cho người sản xuất đặc biệt trên địa bàn Tây Nguyên có điều kiện kéo dài tuổi thọ của vườn cây trên cơ sở khai thác và đầu tư hợp lý, giữ gìn được các yếu tố tài nguyên (đất, nước..). Bên cạnh đó với cơ sở kiến thức về giống, chủng loại mà tiêu chuẩn UTZ yêu cầu và đã được tập huấn người sản xuất, họ có thể chủđộng lựa chọn nguồn giống tốt, phù hợp có khả năng kháng sâu bệnh, năng suất cao để thay thế dần diện tích già cỗi, sâu bệnh, năng suất thấp. Đây cũng là đầu ra cho thực trạng chung của nghành sản xuất cà phê hiện này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)