- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che
b. Tham gia cách ội chợ, triển lãm quốc tế và quảng cáo trên internet
Hiện nay, một phương pháp quảng cáo rất hiệu quả và chi phí thấp là sử dụng internet. Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã có website tại địa chỉ www.vicofa.org.vn nên các doanh nghiệp có thểđăng ký quảng cáo tại website trên cũng như quảng cáo tại Website của hiệp hội Cà phê thế giới (ICO). Các doanh nghiệp Việt Nam nên triệt để tận dụng các tiện ích có được từ mạng Internet như gửi thư điện tử, khai thác kho dữ liệu khổng lồ về thông tin và tìm kiếm bạn hàng trên mạng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách đưa ra những mẫu quảng cáo độc đáo trên trang chủ riêng của mình.
Một cách chào hàng tương đối hiệu quả khác là tham dự các cuộc hội chợ triển lãm, được tổ chức liên tục hàng ngàn cuộc mỗi năm trên khắp đất Hoa kỳ. Ngoài ra, Hội chợ xuất khẩu thực phẩm Quốc tế Hoa kỳ là Hội chợ dành cho các nhà sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm của Hoa kỳ. Các nhà sản xuất và chế biến này được xem là kênh phân phối cuối cùng trong hệ thống các kênh phân phối. Hội chợ không những tập trung hầu như tất cả các nhà sản xuất, chế biến, xuất khẩu thực phẩm … mà còn là nơi hội tụ các tập đoàn siêu thị lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tham dự tại đây các Hội nghị quốc tế về ngành siêu thị; Hội thảo về nghiên cứu phát triển, xu hướng tiêu dùng, ý tưởng kinh doanh, đẩy mạnh marketing và các vấn đề xuất khẩu.Đây cũng là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với các nhà phân phối và chế biến cuối cùng, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cắt giảm các khâu buôn bán trung gian; tìm hiểu tập quán, nhu cầu tiêu dùng cũng như nhu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.3.4.4 Phân tích lợi ích dự kiến
Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thực hiện những nội dung và yêu cầu cầu đối với chương trình khảo sát, xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ và triển lãm quốc tế thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giới thiệu một cách sinh động và toàn cảnh về hoạt động của mình, góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp ở các thị trường tiềm năng. Tại hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với hàng nghìn khách hàng trên thế giới. Mặt khác, tại hội chợ triển lãm
-90-
các đơn vị có điều kiện tìm hiểu các kênh phân phối, tiêu thụ. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội nắm bắt được tập quán tiêu dùng, hệ thống sản phẩm, hệ thống phân phối và cơ cấu giá bán lẻ trên thị trường tiêu dùng các nước, đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhờđó, giảm thiểu các kênh phân phối trung gian và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để từ đó điều chỉnh và đổi mới công nghệ chế biến, tập trung phát triển hệ thống sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp còn được cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, tình hình xuất nhập khẩu, chính sách và pháp luật liên quan đến cung cầu cà phê cũng như nắm được quy trình nhập hàng, tình hình chất lượng và bảo quản hàng tại cảng đến nhằm tránh những rủi ro xảy ra.
3.3.4.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp
Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là không có nhiều thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, không có được thông tin về người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, họ không thể vươn xa đến những công đoạn sau của chuỗi giá trị, mà chỉ dừng lại ở khâu xuất sản phẩm thô. Bởi vậy, điều quyết định thành công của các nhà xuất khẩu trong là phải nỗ lực tiến hành nâng cấp các khâu để từng bước trở thành nhà sản xuất có thương hiệu riêng, cạnh tranh trên thị trường toàn cầu bằng chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho mình. Đặc biệt, nhà sản xuất phải biết gắn mình với thị trường tiêu thụ cuối cùng. Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần học cách không chỉ làm thế nào để tổ chức mạng lưới sản xuất, mà còn phải học cả cách tiếp thị sản phẩm, tham gia vào dây chuyền phân phối và đáp ứng các điều kiện về giao hàng và tài chính.
3.4 CÁC KIẾN NGHỊ
- Về quản lý chất lượng. Cần phải có các hoạt động về quy hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra cần thiết để kiểm tra chất lượng sản phẩm đã đề ra, phù hợp với các hoạt động của khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, cần quy định mặt hàng cà phê ghi vào danh mục hàng bắt buột phải kiểm tra trước khi thông quan. Cà phê xuất khẩu phải được phân loại và có giấy kiểm tra. Việc kiểm soát có thể gặp phản ứng từ các
-91-
doanh nghiệp do phải thực hiện thêm một số thủ tục trước khi xuất hàng. Tuy nhiên, điều này sẽđảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, hạn chế tối đa việc thải loại, trả hàng, đồng thời đảm bảo được các lợi ích cũng như uy tín cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân sản xuất cà phê, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản, cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình HTX kiểu mới ra đời, đồng thời, phối hợp cùng với các bộ, ngành xây dựng Luật HTX. Khi đã có khung pháp lý, các HTX sẽ hoạt động thuận lợi hơn.
- Về khoa học công nghệ. Tập trung nghiên cứu, chuyển giao giống cà phê đến người dân, nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước, phổ biến quy trình tái canh cà phê để cải tạo các vườn cà phê có năng suất, chất lượng thấp. Đồng thời, thông qua chương trình khuyến nông, tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc... Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ một cách toàn diện đối với cây và ngành cà phê.
- Thiết lập các kênh thông tin và dự báo đối với mặt hàng cà phê. Các kênh thông tin này đòi hỏi vừa đảm bảo tính đa dạng, nhanh chóng, chính xác và kịp thời.