- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che
2.3.3 Hoạt động xuất khẩu cà phê
Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn UTZ có sự tham gia của các doanh nghiệp các hộ nông dân với số lượng sản phẩm hàng chục nghìn tấn mỗi năm đã tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường mới và cơ hội kinh doanh tốt hơn, xuất khẩu với giá cao hơn.
-55-
Thế nhưng, số lượng cà phê có chứng nhận UTZ đó vẫn còn quá nhỏ bé khi chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tế là mới chỉ có 23 đơn vị sản xuất (với sản lượng đăng ký 93.634,1 tấn) và 5 nhà máy độc lập (với năng lực chế biến đăng ký 325.000 tấn) gia nhập UTZ. nhưng các doanh nghiệp thường không xuất đủ sản lượng đã đăng ký. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát của tác giả thì chỉ có 35,4% doanh nghiệp có chứng nhận UTZ Certified (trong đó 86,1% doanh nghiệp đạt chứng nhận cho người sản xuất và xuất khẩu). Lý do mà 64,6% các doanh nghiệp chưa tham gia UTZ là do thủ tục phức tạp (6,5%), mức giá thưởng không thỏa đáng (1,6%), không cần thiết (22,6%) và các lý do khác chiếm 71% (chủ yếu là đang xem xét việc tham gia). Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn tham gia sản xuất và xuất khẩu cà phê có chứng nhận 4C (30,1%), Fairtrade (12%), RainForest (10,8%).
Theo các doanh nghiệp được khảo sát thì Quy mô sản xuất (80%) và khâu thu hoạch chế biến (57,1%) là những khó khăn quan trọng khi tham gia sản xuất và xuất khẩu cà phê UTZ. Do khả năng cung cấp cà phê UTZ của các nhà sản xuất là hạn chế nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế trước các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu sử dụng vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính với lãi suất cao. Ví dụ trong năm 2009, theo quy định của Ngân hàng lãi suất là 10,5% (có hỗ trợ lãi suất 4% năm) đến 30/11/2009. Nhưng từ ngày 1/12/2009 lãi suất tăng lên 12%/năm, đồng thời ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng, vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước rất khó khăn về nguồn vốn. Do nguồn tài chính có hạn, phần lớn phải vay ngân hàng nên các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc đầu tư, hỗ trợ cho người sản xuất. Trong khi đó người sản xuất lại phải cần vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây, phải đi vay ngân hàng làm tăng thêm chi phí sản xuất. Mà chất lượng cà phê được quyết định từ những người sản xuất, từ khâu chọn giống đến chăm sóc thu hái, chế biến nên mọi cố gắng của ngành cà phê để cải tiến chất lượng đều không đạt được hiệu quả mong muốn do thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp.
-56-
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các chương trình xuất khẩu cà phê có chứng nhận như UTZ Certified, Rain Fruit Alliance, Organic Coffee, 4C… để thiết lập mối liên kết trực tiếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nước ngoài. Với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ là các công ty đa quốc gia, thêm vào đó lãi suất vay của các ngân hàng ở nước ngoài chỉ vào khoảng 2%/năm nên các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân. Từ đó, họ sẽ từng bước kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu còn lệ thuộc nhiều vào các công ty thương mại vì các công ty này cùng với các công ty chế biến cà phê kiểm soát hầu như toàn bộ hoạt động kinh doanh cà phê trên thế giới. Các công ty chế biến dựa vào các công ty thương mại quốc tế để được cung cấp những khối lượng lớn cà phê nhân với đơn đặt hàng cấp tốc. Dự trữ cà phê lớn ở các nước xuất khẩu cà phê nhân như Việt Nam cũng như tiến bộ trong công nghệ chế biến cà phê hòa tan (có thể sử dụng nhiều loại cà phê nhân khác nhau mà vẫn đảm bảo hương vị của cà phê hòa tan) đồng nghĩa với việc các công ty đa quốc gia có thêm điều kiện để thao túng thị trường. Hiện đang, năm tập đoàn kinh doanh cà phê lớn nhất thâu tóm tới 70% lượng cà phê giao dịch trên thị trường thế giới, tạo nên lợi thế cho các tập đoàn này.
Phillip Morris 25% Tchibo 6% P&G 7% Sara Lee 7% NestlÐ 24% Kh¸c 31% Hình 2.3:Độc quyền của ngành công nghiệp rang xay thế giới
-57-
Hoạt động xúc tiến thương mại và marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu và thiếu mặc dù có đến 86,8% các doanh nghiệp được khảo sát có thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Hình thức xúc tiến thương mại chủ yếu là qua Internet và Vicofa (Hình 2.4). Để phát triển thành một thương hiệu là một vấn đề lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, con người và chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả. Làm thương hiệu trước hết phải đặt vấn đề quảng bá sản phẩm lên hàng đầu, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện chi phí cho hoạt động này. Kinh phí càng lớn khi quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài. Những năm gần đây, một số doanh nghiệp như Vinacafe, Trung Nguyên... đã bắt đầu quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới, nhưng việc quảng bá này vẫn như chưa mang lại hiệu quả tích cực. Những trở ngại khác mà các doanh nghiệp đang gặp là thiếu đội ngũ marketing, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài. Những cơ chế quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, chưa cho phép chú trọng hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng còn thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ. Hiện nay, khi thực hiện các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn UTZ như Quy trình giám sát nguồn gốc là phức tạp đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau như thu mua, kho vận, kế toán, xuất nhập khẩu… nhưng chỉ có 25% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động xuất khẩu. “ Phụ lục : Phụ lục số 1- trang 15 hình 2 ”
-58-
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu vẫn thông qua các kênh trung gian nên giá trị được hưởng của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng cà phê thế giới thường không biết cà rõ cà phê họ dùng có xuất xứ từ Việt Nam. Vì vậy, xuất khẩu cà phê UTZ với khả năng truy xuất nguồn gốc sẽ là bước khởi đầu để các doanh nghiệp Việt Nam hạn chế sự lệ thuộc vào trung gian và trở thành mắc xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà rang xay.
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sơ chế Sản lượng cà phê có quy mô
chủ yếu là những người sản xuất nhỏ, không tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy
mô trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nhu cầu của người tiêu dung mang tính đặc thù, sở
thích rõ nét Thị trường cạnh tranh cao
về phía cung Độc quyền mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Hệ thống chính sách áp dụng ở các nước phát triển:
đánh thuế cao vào các mặt hàng cà phê chế biến
-59-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Cà phê Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng trong những năm gần đây và trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới. Mặc dù cà phê robusta Việt Nam đang dần trở nên nguồn nguyên liệu cần thiết cho các nhà rang xay trên thế giới nhưng chất lượng cà phê Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chung của thế giới cũng như yêu cầu nhà nhập khẩu về tính cạnh tranh. Đồng thời số lượng các người sản xuất và xuất khẩu tham gia chương trình UTZ Certified là rất thấp so với tiềm năng và sản lượng của ngành cà phê Việt Nam. Về qui mô tổng thể của ngành, sự phát triển cà phê Việt Nam thực sự chưa bền vững với những hạn chế như sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; khâu thu hoạch và chế biến còn nhiều vấn đề… Những mô hình cà phê có chứng nhận đang dần được giới thiệu tại Việt Nam đã được các công ty nước ngoài hết sức chú ý và sử dụng có hiệu quả cho doanh nghiệp của họ tại Việt Nam. Vấn đề là làm sao để tham gia hiệu quả và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có chứng nhận UTZ Certified là một bài toán lớn cần nhiều công sức và sự nỗ lực của mọi thành viên tham gia chuỗi, trong đó sự hướng dẫn của hiệp hội, các cơ quan chính phủ, cũng như sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị tham gia xuất khẩu là hết sức cần thiết. Trong chương 3, tác giả sẽđề xuất một số giải pháp để làm tiền đềđể các doanh nghiệp gia nhập chương trình UTZ Certified. Bên cạnh đó, các giải pháp này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp đã tham gia UTZ tạo ra giá trị gia tăng hơn nữa cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam.
-60-
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH
NGHIỆP THÀNH VIÊN HIỆP HỘI CÀ
PHÊ CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
-61-