- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che
3.3.1.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp
Để giải pháp này mang tính khả thi thì cái khó nhất chính là thay đổi tập quán canh tác của người trồng cà phê. Việc hướng dẫn, theo dõi thường xuyên để nông dân tuân thủ nghiêm ngặt những kỹ thuật sản xuất mới cũng đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Vấn đề là làm thế nào nâng cao nhận thức cho người làm cà phê, giúp họ thấy được việc sản xuất cà phê sạch có ý nghĩa quan trọng khi mục tiêu chúng ta đang hướng đến là thực hành canh tác cà phê có trách nhiệm với môi trường, xã hội và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Đây cũng là xu hướng tất yếu của ngành cà phê nước ta khi tham gia vào thị trường quốc tế.
-71-
Muốn sản xuất sạch thì người sản xuất cà phê phải giảm bớt sử dụng phân hóa học, thay vào đó là phân hữu cơ (phân xanh, phân rác ủ, phân hữu cơ vi sinh…), áp dụng thực hành phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), tức hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, tưới nước vừa phải, tiết kiệm nguồn nước và không ảnh hưởng đến đất trồng.
Ngoài ra, vấn đề then chốt nhất mà lâu nay hay đề cập là tình hình an ninh trật tự tại các khu vực trồng cà phê. Cho dù chính quyền địa phương có ngăn cấm, khuyến cáo người nông dân không được thu hái cà phê xanh, non nhưng không thực hiện nghiêm ngặt công tác an ninh trật tự tại các khu vực trồng cà phê thì người dân rất dễ phớt lờ các quy định do cà phê là nguồn thu nhập chính của hàng trăm ngàn hộ nông dân hiện nay, nếu họ tuân thủ theo đúng quy định đợi cà phê đến đúng độ chín mới hái thì nhiều người cho rằng sẽ không còn cà phê để thu hoạch vì kẻ trộm đã hái trước khi cà phê chín.
Các hộ nông dân chỉ được đăng ký tham gia sản xuất với một doanh nghiệp xuất khẩu có chứng nhận UTZ duy nhất nên sẽ xảy ra tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh nhau trong việc tìm vùng sản xuất cà phê thích hợp. Đây cũng là một khó khăn trong quá trình thực hiện giải pháp này.
3.3.2 Giải pháp 2: Thành lập Ban quản lý chương trình sản xuất
theo tiêu chuẩn của chương trình cà phê UTZ Certified
3.3.2.1 Nội dung giải pháp
Bộ nguyên tắc UTZ là phức tạp, đòi hỏi các bên liên quan phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn này. Do đó, nhằm nâng cao hiệu quả của việc gia nhập chương trình cà phê có chứng nhận UTZ cũng như xây dựng mọi hoạt động của giải pháp liên kết trồng cà phê bền vững đạt hiệu quả cao thì cần thành lập Ban quản lý chương trình sản xuất (UTZ Certified). Ban quản lý sẽ tổ chức và vận hành Hệ thống quản lý nội bộ để đảm bảo quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn của chương trình cà phê có chứng nhận UTZ.
-72-
3.3.2.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Tác giả đề xuất giải pháp này nhằm các mục tiêu sau: thứ nhất là chọn được vùng nguyên liệu thực hiện cà phê bền vững theo tiêu chuẩn của chương trình cà phê có chứng nhận UTZ. Nông dân thực hiện quy trình: trồng, chăm sóc bảo quản, chế biến cà phê theo nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt. Thứ hai là giám sát toàn bộ quy trình từ sản xuất cho đến xuất khẩu đểđảm bảo tuân thủ Bộ nguyên tắc UTZ.
Thứ ba, tổ chức và thực hiện Hệ thống quản lý nội bộ, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình. Cuối cùng là đảm bảo tính hiệu quả khi tham gia chương trình cà phê có chứng nhận UTZ.
3.3.2.3 Các bước thực hiện
Mô tả trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình cà phê có chứng nhận UTZ về cách thức thực hiện, các yêu cầu của luật định cũng như giám sát chặt chẽ việc thực hiện theo sơ đồ tổ chức ở hình 3.2. Doanh nghiệp xuất khẩu cam kết xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn UTZ. Việc áp dụng và tuân thủ Bộ tiêu chuẩn UTZ được thực hiện bằng cách:
- Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống và áp dụng chúng trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu.
- Xác định trình tự và mối tương quan của các quá trình này. Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo tác nghiệp và kiểm soát các quá trình này có hiệu lực.
- Đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình này. Thực hiện các hành động cần thiết để đạt kết quả dựđịnh và cải tiến liên tục.
-73-