- Về môi trường: các nông hộ tham gia chương trình cà phê có chứng nhận đã có ý thức rõ rệt trong việc bảo vệ nguồn nước và quản lý rác thải, tăng cườ ng cây che
3.1 MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Tất cả các giải pháp mà tác giảđề xuất dưới đây đều nhằm mục đích:
o Đẩy mạnh việc gia nhập chương trình cà phê có chứng nhận UTZ Certified và tăng cường xuất khẩu cà phê UTZ tại các doanh nghiệp thành viên Vicofa. Bên cạnh đó, hoàn thiện tất cả các quy trình để nâng cao hiệu quả gia nhập UTZ đối với các doanh nghiệp đã tham gia chương trình. Trên cơ sởđó, cổđộng và khuyến khích tính bền vững trong chương trình sản xuất cà phê nhân đối với người nông dân. Đồng thời, đảm bảo rằng mọi mắt xích trong chuỗi phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về trách nhiệm xã hội và các vấn đề về môi trường.
o Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 60% sản lượng cà phê UTZ trở lên. Tăng cường việc cung ứng cà phê nhân chất lượng cao được đảm bảo, cà phê được cung ứng có tính nhất quán cao hơn cả về chất lượng và số lượng. Chủđộng nguồn cung ứng, kiểm soát một cách rất chặt chẽ và khoa học tất cả các khâu từ sản xuất, thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản…
o Phát triển cà phê bền vững thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nông dân, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn của Bộ nguyên tắc UTZ.
o Tích cực khai thác các thị trường truyền thống, tìm cơ hội thâm nhập và mở rộng các thị trường tiềm năng. Cắt giảm các khâu buôn bán trung gian và tìm cách xuất khẩu trực tiếp và trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng của các nhà rang xay.