Hình 1.10: Các nguyên tắc chính để phân bổ các rủi ro của dự án PPP Nguồn: SMEC (2011)
Charoenpornpattana và Minato (1999) cho rằng có ba phương pháp để xử lý rủi ro: kiểm soát rủi ro, giữ lại rủi ro và chuyển giao rủi ro. Nếu giữ lại rủi ro, nghĩa là gánh chịu tổn thất do rủi ro gây ra; chuyển giao rủi ro là chuyển rủi ro cho một đối tác khác để giảm thiểu rủi ro. Liu và Wang (2006) đồng tình với Charoenpornpattana và Minato, hai tác giả này đề xuất các rủi ro bị tác động bởi chính trị (thay đổi chính sách, năng lực của chính phủ…), tài chính (lạm phát, lãi suất…), luật pháp (thay đổi luật, thực thi pháp luật kém…) thì chính phủ nên giữ lại. Phần lớn các rủi ro liên quan đến dự án được chuyển giao (rủi ro kỹ thuật và quản lý…) hoặc chia sẻ giữa tư nhân và nhà nước (rủi ro cung - cầu). Một đóng góp rất quan trọng từ nghiên cứu của Li và các tác giả (2005), xác định 4 nhân tố ảnh hưởng chính đến việc phân bổ rủi ro: mức độ hỗ trợ của chính phủ, quy trình cấp phép dự án, tính biến động của hợp đồng dự án và sự thiếu kinh nghiệm của nhà nước và/ hoặc tư nhân. Điểm chung của các nghiên cứu là: các rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô được giữ lại, những rủi ro liên quan dự án được chuyển giao, những rủi ro nằm trong sự kiểm soát của hai bên sẽ được chia sẻ. Ngoài những rủi ro hiện hữu, cần xác định các rủi ro tiềm tàng
Giá trị đồng tiền
Khả năng quản lý
Khả năng chịu rủi ro
Năng lực tài trợ
Phân bổ nhiệm vụ và rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất các nhiệm vụ và rủi ro này
Duy trì tính đơn giản và minh bạch bảo đảm có thể quản lý được các rủi ro
Phân bổ rủi ro cho bên tư nhân có thể bảo hiểm với mức giá phù hợp
Tư nhân yêu cầu bù đắp cho rủi ro chuyển giao. Mức độ bù đắp phụ thuộc vào chi phí tài trợ
để đảm bảo phân bổ hợp lý14. Chẳng hạn, phân bổ các rủi ro của dự án Westlink M7 ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Ma trận chia sẻ rủi ro của dự án Westlink M7
Rủi ro ASFINAG Bên được nhượng quyền Chia sẻ
Tăng chi phí xây dựng 9
Rủi ro hoàn thành 9
Bất khả kháng 9
Rủi ro vận hành 9
Rủi ro về tính sẵn có 9
Rủi ro về lượng giao thông 9
Tiêu chuẩn kỹ thuật mới 9
Tăng chi phí vận hành 9
Rủi ro thu phí 9
Nguồn: KPMG (2011)
• Nhân tố thứ tư: Cấu trúc tài trợ15 của dự án PPP đường bộ
Các bằng chứng cho thấy cấu trúc tài trợ rất quan đối với thành công của PPP Aristeidis và Zhanmin (2010). Chẳng hạn, chính phủ Hồng Kông sử dụng bộ ba tiêu chuẩn (tài trợ, kỹ thuật và vận hành) để đánh giá các nhà thầu dự án đường hầm theo tỷ trọng lần lượt là 65%, 20% và 15% (Kumaraswamy và Zhang, 2005). Schaufelberger và Wipadapisut (2003) lập luận rằng, do đặc thù rủi ro cao của các dự án đường bộ nên tài trợ từ nợ của tư nhân bị hạn chế, chính phủ cần mở rộng biên độ hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính của dự án. Đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là xây dựng một cấu trúc tài trợ tiêu chuẩn bao gồm: vốn mồi16, vốn chủ sở hữu và nợ, cấu trúc này đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển.