Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận án

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 144 - 148)

48 Ủy ban PPP của Hàn Quốc, Nhật Bản đều có đại diện từ khu vực tư nhân.

4.4 Những hạn chế của quá trình nghiên cứu luận án

Đề tài này đã được tác giả ấp ủ trong một thời gian khá dài với mong muốn có thể đóng góp dù rất nhỏ bé để thay đổi tình trạng đầu tư lãng phí và kém hiệu quả trong lĩnh vực công nói chung và đường bộ nói riêng của Việt Nam hiện nay. Mặc dù đề tài được thực hiện với tất cả sự nỗ lực và tâm huyết của tác giả, nhưng do khả năng và kiến thức có giới hạn nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Một số hạn chế của luận án cần xem xét nghiên cứu chuyên sâu như sau:

Một là, nghiên cứu chỉ thực hiện trong một lĩnh vực, đó là đường bộ. Cần lưu ý là chính phủ Việt Nam muốn áp dụng hình thức PPP cho tất cả các dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển, sân bay. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng xem xét hình thức PPP ở tất cả các lĩnh vực để nhận dạng các điểm tương đồng cũng như khác biệt.

Hai là, kết quả nghiên cứu chỉ phù hợp áp dụng trong giai đoạn đầu của hình thức PPP. Khi thị trường PPP Việt Nam trưởng thành cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để nắm bắt chính xác kỳ vọng của chính phủ cũng như khu vực tư nhân khi mục tiêu thông qua PPP đã thay đổi, không hướng đến thu hút vốn đầu tư nữa.

VEC - nhà đầu tư vốn sở hữu

Quyền ưu tiên chọn các dự án đường cao tốc

Thực hiện dự án KT-XH không khả thi tài chính

Cạnh tranh bình đẳng với các nhà

đầu tư

VEC - cơ quan quản lý nhà nước

VEC - Công ty đường thu phí nhà nước sở hữu 100% (+) Ít thay đổi so với hệ

thống hiện tại cân Sử dđốụi ngân sách ng tài trợ ngoài nhà Tăng sđầốu t lượưng các tiềm năng

Đảm bảo phát triển

đúng quy hoạch Gicủa VEC ảm thiểu thay đổi về tổ chức

Các dự án tốt thuộc VEC, dự án kém hơn cho nhà đầu tư khác

Tăng hỗ trợ chính phủ,

giảm giá trị Tcho chính phối đa hóa giá trủ nhờị

cạnh tranh

Kiến thức, kinh nghiệm về PPP cho MOT/VRA

Mô hình thành công ở nhiều nước49. Có thể song song với PPP như Hàn Quốc Vốn chủ sở hữu nhỏ, chậm tiến độ, không hiệu quả Mở thị trường cho cạnh tranh

Cho phép bù giá chéo giữa các tuyến đường hiệu quả và không hiệu quả (-) Hạn chế cơ hội cho tư nhân, giảm tiết kiệm từ hiệu quả của tư nhân Bảo vệ lợi ích các cổ đông, hoạt động phi thương mại cần hỗ trợ của chính phủ Bỏ bảo lãnh chính phủ đối với trái phiếu VEC phát hành Giảm số lượng nhà đầu tư tiềm năng Rủi ro giữ lại nhà nước. Mâu thuẩn với chính sách bình đẳng Hạn chế cơ hội cho tư nhân, giảm tiết kiệm Giảm công việc cho VEC Khó khăn phân bổ các dự án giữa tư nhân – VEC Cần vốn NSNN mạnh         49 Hoa Kỳ, Pháp, Indonesia, Nam Phi…

Kết lun

Luận án phân tích tình hình đầu tư giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian cho thấy tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc biệt là đầu tư tư nhân rất hạn chế do khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng của khu vực tư nhân và khu vực công cộng; lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các chính sách không hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, thị trường vốn trong nước chưa phát triển, thiếu các cơ chế để thu hút tài chính dài hạn từ khu vực tư nhân,… và các tồn tại trên càng nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm (các bài học thành công và thất bại) về PPP của các nước trên thế giới thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. So sánh hình thức đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư của các nước (đặc biệt các nước đang phát triển) và Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.

“Cũ người mới ta”, tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt vấn đề tư nhân hoá cần xem xét cận thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền kinh tế cũng như các cam kết bền vững của chính phủ thông qua các cơ chế quản lý. Vì sự khác biệt về chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực GTVT nói chung, giao thông đường bộ nói riêng. Ngoài ra, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần được chú trọng. Nguồn vốn vay ODA cần phải tiến hành các biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo việc thực hiện được minh bạch.

Hình thức hợp tác công tư (PPP) là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Thông qua PPP, tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời thu hút được vốn đáp ứng mục tiêu vừa xây dựng hạ tầng giao thông làm bệ phóng phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa không tăng nợ công. Đây cũng chính là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn đóng góp các kết quả nghiên cứu được để phát triển thành công hình thức này tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)