Tóm tắt các phát hiện chính

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 121 - 123)

CHƯƠNG 4: CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN

4.2 Tóm tắt các phát hiện chính

Chương 1 phân tích các nghiên cứu thực nghiệm về hình thức hợp tác công – tư trong quá khứ. Kết quả phân tích cho thấy một thực tế là: (1) không một chủ thể nào (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) có thể độc lập cung cấp đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết (Mona và các tác giả, 2006) ; (2) khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào, chính phủ có thể không đủ điều kiện để được trở thành một đối tác trong hình thức hợp tác công-tư, mà chỉ có thể là một đối tác trong quan hệ hợp tác công – công (Khulumane, 2008). Đối với sự thành công của PPP, theo kết quả nghiên cứu của tác giả, quan trọng nhất là cả hai khu vực nỗ lực điều chỉnh sự khác biệt về mục tiêu đầu tư trên cơ sở đảm bảo kết quả hợp tác là “win – win”. Dựa trên các dữ liệu được mô tả trong chương 2, có thể kết luận rằng hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam cần phải được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Phân tích nguồn vốn đầu tư các dự án đường bộ cho thấy nguồn lực nhà nước hoàn toàn không có khả năng đáp ứng, cần thiết phải bổ sung nguồn vốn từ khu vực tư nhân hợp tác cùng nhà nước thông qua PPP. Kết quả phân tích năng lực nhà đầu tư tư nhân cũng chỉ ra rằng PPP nên hướng đến khu vực FDI. Ngoài ra, chương này cũng cho biết chính phủ vẫn chưa thực sự nắm bắt được kỳ vọng của nhà đầu tư, dẫn đến có sự lệch lạc, không tương

thích trong việc kêu gọi tư nhân tham gia PPP. Chương 3 khám phá mức độ sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án PPP đường bộ thông qua xem xét các kỳ vọng của nhà đầu tư. Kết quả phân tích thống kê mô tả hoàn toàn phù hợp bối cảnh hiện tại của Việt Nam, đó là hầu hết các nhà đầu tư tư nhân (đặc biệt là khu vực FDI) không muốn tham gia vào PPP. Phân tích hồi qui đa biến được thực hiện với năm biến độc lập chỉ ra nguyên nhân khu vực tư nhân từ chối tham gia PPP, trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố lợi nhuận, kế đến khung pháp lý, tìm kiếm đối tác, kinh tế vĩ mô và cuối cùng là chia sẻ rủi ro. Các phát hiện cụ thể như sau:

Một là, sự tương tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong suốt quá trình hợp tác là tuyệt đối cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi thị trường PPP mới thành lập. Sự tương tác này phải hướng đến dung hòa sự khác biệt giữa hai khu vực và quan trọng nhất là đạt được mục tiêu khẩn cấp – vốn đầu tư và chất lượng hạ tầng. Nếu không bất kỳ nỗ lực nào hướng tới một quan hệ đối tác công-tư đều có thể thất bại.

Hai là, để đo lường mức độ sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án PPP đường bộ ở Việt Nam, bên cạnh bốn thang đo của mô hình Sader (2000) bao gồm: lợi nhuận đầu tư, kinh tế vĩ mô, khung pháp lý và chia sẻ rủi ro, tác giả xây dựng một thang đo mới là tìm kiếm đối tác để bổ sung mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự sẵn lòng đầu tư.

Ba là, khía cạnh tiếp cận phù hợp cho những nền kinh tế đang phát triển và chưa tồn tại thị trường PPP là chính phủ cần nắm bắt chính xác các kỳ vọng của nhà đầu tư để có những điều chỉnh hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu mong đợi thông qua PPP. Nghiên cứu này đã xác định trong 5 kỳ vọng chính của nhà đầu tư tác động đến sự sẵn lòng tham gia PPP, trong đó lợi nhuận đầu tư tác động mạnh nhất, kế tiếp là khung pháp lý, tìm kiếm đối tác, điều kiện vĩ mô và cuối cùng là chia sẻ rủi ro.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)