Phương pháp tiếp cận phù hợpđể nghiên cứu hình thức hợp tác công tư

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 49 - 50)

x Mức độ độc lập giảm dần

1.5Phương pháp tiếp cận phù hợpđể nghiên cứu hình thức hợp tác công tư

trong lĩnh vực đường bộ tại Việt Nam.

Các bằng chứng thực nghiệm được trình bày trong chương này cho thấy hình thức PPP vận hành ở các quốc gia (bao gồm cả phát triển và đang phát triển) đều bị chi phối bởi các nhân tố thành công giống nhau, xoay quanh các vấn đề như môi trường vĩ mô ổn định, chia sẻ rủi ro phù hợp, quá trình đầu tư minh bạch và hiệu quả, môi trường chính trị - xã hội ổn định và kiểm soát của chính phủ hợp lý. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau như mô hình CLIOS, ISM, SM, mô phỏng Monte Carlo, hồi qui truyền thống. mô hình phân bổ rủi ro mờ, mô hình các vòng tròn, phân tích KPIs, phân tích thông kê để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, cần lưu ý là phương pháp tiếp cận của các nghiên cứu trước đây về PPP có sự khác biệt so với bối cảnh Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu để đưa vào các mô hình trên đều thu thập từ các dự án PPP đã và đang thực hiện, nghĩa là đã tồn tại thị trường PPP. Nhưng thị trường PPP của Việt Nam chưa khởi động được, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có dự án PPP giao thông nào được ký kết.

Với những hạn chế về môi trường đầu tư cùng với sự thờ ơ của khu vực tư nhân, và quan trọng nhất là chưa có dự án PPP nào được triển khai như Việt Nam thì các mô hình của Hardcastle và các tác giả (2005), John và Sussman (2006); Nyagwachi và Smallwood (2006); Esther (2007); Roshana (2008), Mohammad (2009), Vickram (2009), Plumb và các tác giả (2009); Michael và các tác giả (2010)... hoàn toàn không phù hợpđể vận dụng cho nghiên cứu này. Đối với mô hình của Sader (2000), tuy cũng dựa trên cơ sở thị trường PPP đã tồn tại, nhưng phương pháp tiếp cận bằng cách khám phá mức độ khu vực FDI sẵn lòng tham gia PPP dựa trên mức độ thỏa mãn các kỳ vọng của nhà đầu tư vẫn có thể ứng dụng trong điều kiện chưa có thị trường PPP như Việt Nam để khám phá mức độ sẵn lòng đầu tư của đối tượng này, từ đó có cơ sở để định hướng cho PPP ở Việt Nam. Hơn nữa, bối cảnh nghiên cứu của Sader có một nét tương đồng với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, không thể thu hút được khu vực tư nhân tham gia PPP. Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp của mô hình Sader (2000) khi áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam, tác giả sẽ tiến hành phân

tích, đánh giá bối cảnh thực tế về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ của Việt Nam, xem xét mối quan hệ tương tác giữa nhà nước và tư nhân để có thêm cơ sở khẳng định sự lựa chọn của mình.

Chương 1 trình bày các cơ sở lý thuyết về PPP trong lĩnh vực đường bộ, làm nền tảng để giải quyết các vấn đề ở những chương kế tiếp.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã thay đổi sâu sắc trong nhận thức cũng như trong thực tiễn về rủi ro và cơ hội của chính sách đầu tư, giúp các quốc gia xem xét, đánh giá lại chương trình PPP của mình, kịp thời phát hiện những yếu tố đã lỗi thời nhằm phát huy tối đa hiệu quả của PPP. Do đó, cần liên tục tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm từ những dự án PPP trên thế giới để cập nhật những thay đổi và xu hướng dịch chuyển của PPP đểđiều chỉnh cho phù hợp với môi trường mới. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, PPP có thể phù hợp áp dụng tại Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ rất sốt sắng thúc đẩy hình thức này phát triển, mở

ra cơ hội cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực GTVT hứa hẹn sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai. Tuy nhiên, hình thức này vẫn đang vướng nhiều rào cản khách quan lẫn chủ quan, chương 2 của luận án sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 49 - 50)