Khu vực tư nhân trong nước

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 81 - 82)

f. Đầu tư theo hình thức PPP

2.3.3.2 Khu vực tư nhân trong nước

Đa số các dự án do khu vực tư nhân trong nước đầu tư khá thành công, thực hiện nghiêm túc và trách nhiệm, đạt hiệu quả cao (Cầu Cỏ May, quốc lộ 1K…). Tuy nhiên, nhà nước chưa nhìn nhận năng lực của đối tượng này để biến khu vực này thực sự trở thành động lực phát triển đất nước. Nếu nhìn vào mức độ phát triển và

đóng góp vào GDP, có thể thấy sự phát triển của khu vực tư nhân trong thời gian qua là vượt trội nhất. Khu vực này đã vượt lên từ xuất phát điểm rất thấp để đạt ngưỡng cao trong đóng góp vào GDP, xuất khẩu, đầu tư, phát triển công nghiệp, tạo việc làm... chiếm 47.54 % vốn đầu tư toàn xã hội (hình 2.9). Điều đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực này luôn cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi tốc độ tăng chung cũng như tốc độ tăng của các khu vực khác.

0 500 1,000 1,500 2,000 2007 2008 2009 2010 527.4 683.7 771.7 941.8 1,143.7 1,485.0 1,658.4 1,980.9 Nghìn tỉđồng GDP Tư nhân

Hình 2.9 : Đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Bài học cho sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới, có thể nhắc đến 3 nguồn lực mà các nước “hoá rồng” đã thực hiện, đó là đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và khu vực tư nhân trong nước. Nếu khai thác cả 3 động lực này một cách cân bằng thì vấn đề khan hiếm vốn đầu tư cho GTVT sẽ được giải quyết. Cần chú ý, đối tượng này chủ yếu là doanh nghiệp với quy mô nhỏ, nếu tham gia vào các dự án đường bộ, chỉ phù hợp với các dự án có qui mô nhỏ. Nếu dự án có qui mô lớn phải hợp tác dưới hình thức tổ hợp đầu tư. Hình thức tổ hợp thường phức tạp về quản lý do mâu thuẫn giữa các thành viên góp vốn, chính phủ cần cân nhắc vấn đề này khi mời hợp tác.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)