World Bank (1994), World Development Indicators.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 54 - 58)

Nguồn vốn tài trợ cho các dự án đường bộ trong thời gian qua chủ yếu từ: nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và nguồn vốn ODA; nguồn vốn tư nhân trong nước theo hình thức hợp đồng BOT rất hạn chế (hình 2.5). 118 294 219 1,829 1,252 1,805 1,598 1,770 4,216 5,511 4,860 6,313 5,417 3,728 2,543 3,929 2,885 1,579 166 345 427 1,037 1,673 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 T đồ ng

Tin dung ODA NSNN TPCP BOT

Hình 2.5: Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đường bộ Việt Nam

Nguồn: Bộ giao thông vận tải

Từ hình 2.5 cho thấy, trách nhiệm tài trợ phát triển đường bộ thời gian qua là của Chính phủ, trong đó ngân sách nhà nước đóng góp bình quân khoảng 50%, nguồn trái phiếu chính phủ khoảng 27.5%, nguồn ODA khoảng 15.5%. Khu vực tư nhân tham gia rất ít (<9%), chỉ trong năm 2010 tăng lên 16.03% nhờ chính sách kêu gọi mạnh mẽ của chính phủ để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho đường bộ.

2.2.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực dẫn đến tăng thu NSNN, ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt 12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên NSNN là 26,7%. Tuy tỷ trọng thu nội địa tăng nhưng do việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm đã ảnh hưởng đến nguồn thu. Tổng chi cân đối NSNN ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so

với thực hiện năm 200930.Bội chi ngân sách năm 2010 là 117.200 tỷ đồng, (5,95% GDP), giảm so với năm 2009 (6,9%) và kế hoạch đề ra (6,2%).

Hình 2.6: Thâm hụt ngân sách giai đoạn 2005-2011

Nguồn : Bộ tài chính

Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5%) và là một trong những nhân tố góp phần làm tăng lạm phát, cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia thâm hụt ngân sách cao nhất thế giới, phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để ổn định kinh tế vĩ mô.

Hình 2.7: Nợ công thời kỳ 2005-2010 (%GDP)

Nguồn : Kwakwa (2010)

Hiện nay, áp lực nợ công đang gia tăng do chính phủ phải chi tiêu nhằm hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối        

ngoại, nợ công năm 2011 dự kiến khoảng 1.375 ngàn tỉ đồng, bằng 58,7% GDP. Vì vậy, việc cắt giảm đầu tư công được thực hiện mạnh hơn. Đến tháng 6.2011, khoảng 5.556 tỉ đồng thuộc 2.048 dự án đầu tư bằng vốn nhà nước bị cắt giảm, và một trong những giải pháp bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt này là hình thức PPP 31. Hơn nữa, Việt Nam đang nỗ lực giảm lạm phát, cần giảm cung tiền, thắt chặt tín dụng và giảm thâm hụt ngân sách. Từ thực trạng của nguồn vốn này cho thấy không có khả năng mở rộng tài trợ các dự án đường bộ.

2.2.2 Vốn hỗ trợ chính thức ODA

Từ hình 2.5 cho thấy vốn ODA đầu tư cho đường bộ trung bình khoảng 15.5%/năm. Tuy nhiên, Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo chậm phát triển, vì vậy nguồn vốn này sẽ giảm dần (hình 2.8), tiến tới chủ yếu là vốn vay thương mại (OCR), vốn tín dụng xuất khẩu của các nước, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Như vậy, tài trợ từ nguồn vốn này cũng sẽ giảm trong tương lai.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 Năm Tr i u U S D Cam kết Ký kết Giải ngân

Hình 2.8: Vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân từ 1993 - 2008

Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư

2.2.3 Trái phiếu chính phủ

Trong thời gian qua, chính phủ đã phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 - 10 năm để bù đắp một phần sự thiếu hụt chi ngân sách, chủ yếu tài trợ cho các dự án CSHT bao gồm cả

       

31

giao thông đường bộ. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, các bộ, ngành lập dự toán nhu cầu vốn trái phiếu chính phủ năm 2011 tăng rất cao so với năm 2010, vượt quá khả năng của nguồn vốn này32(bảng 2.3).

Bảng 2.3: Dự toán nhu cầu vốn trái phiếu chính phủ của các Bộ năm 2011

Dự toán 2011 (tỷđồng) (%) tăng so với 2010

Bộ GTVT 7,700 62.6%

Bộ NN và PT nông thôn 54,000 70%

Bộ Giáo dục và Đào tạo 7,240 60.8%

Bộ Y tế 75.9%

Tổng cả 4 bộ 81.4% (21,490 tỷ đồng)

Nguồn: Ủy ban tài chính – ngân sách

Nguyên nhân là do hầu hết các dự án đều có phát sinh, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, có dự án điều chỉnh tăng gấp 2 lần, có những dự án vừa thi công, vừa đấu thầu, vừa điều chỉnh tổng mức đầu tư… Theo phân tích của Ủy ban, việc cân đối nguồn lực trung và dài hạn để thực hiện các dự án đã phê duyệt sẽ làm tăng nhanh nợ công. Năm 2009 đã có 40 đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng và 2 đợt phát hành bằng ngoại tệ nhưng 36 đợt phát hành trái phiếu tiền đồng hoàn toàn thất bại, lãi suất trần mà nhà phát hành đưa ra thấp hơn lãi suất thấp nhất mà các nhà thầu đăng ký, cho thấy khả năng huy động nguồn vốn này trong giai đoạn tới cũng rất khó khăn.

Trái phiếu chính phủ được coi là phi rủi ro về mặt thanh khoản. Tuy nhiên, nếu lãi suất của công cụ nợ này không đủ lớn để đáp ứng phần bù rủi ro lãi suất mà thị trường yêu cầu thì các nhà đầu tư sẽ không giữ trái phiếu. Kể từ khi NHNN nâng lãi suất tái chiếu khấu lên 12%, kênh huy động này gần như tê liệt. Đợt phát hành ngày 31/3/2011 do Kho bạc phát hành, chào bán 3000 tỷ đồng cũng thất bại, không có thành viên trúng thầu và cũng không có trái phiếu nào chào bán. Công chúng và nhà đầu tư đánh giá thấp công cụ này vì tỷ suất sinh lợi thấp và tính thanh khoản kém.        

Một phần của tài liệu Hình thức hợp tác công - tư để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)