Tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), tầm quan trọng của thị trường bất động sản ngày càng được khẳng định, không chỉ thu hút sự tham gia nguồn vốn trong nước mà còn thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản thể hiện qua các đặc điểm sau: Việt Nam có nền hòa bình và chính trị ổn định; dân số đông, trong đó độ tuổi dưới 35 chiếm đến 2/3.

Nhu cầu nhà ở của người dân Việt Nam còn rất lớn. Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện được mục tiêu về nhà ở mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt là nâng mức trung bình từ 12m2 sàn/người hiện nay lên 20m2 sàn/người vào năm 2020, thì mỗi năm cần phải xây dựng khoảng 35 triệu m2 sàn nhà ở tại các đô thị. Bên cạnh đó, tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ dân cư thành thị hiện nay chiếm khoảng 27-28% trong tổng số dân cả nước. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 45- 50% vào năm 2020-2025. Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã và đang tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình

Sự tăng trưởng nền kinh tế và sự thu hút mạnh mẽ vốn FDI của Việt Nam trong thời gian qua dẫn đến nhu cầu tăng mạnh về các sản phẩm bất động sản như: cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp, mặt bằng khu công nghiệp…

Thực tế sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI, trong đó phần lớn vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam

đã thu hút tổng vốn đầu tư FDI trong giai đoạn 1988-2008 là 90,47 tỷ USD, trong đó đầu tư trong lĩnh vực bất động sản là 42,83 tỷ USD.

Bảng 2.1. FDI đầu tư vào bất động sản giai đoạn từ 1988-2008 Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn (triệu USD) Vốn điều lệ (triệu USD) Khách sạn-Du lịch 249 14.927.330,335 4.386.504,460

XD khu đô thị mới 12 8.096.930,438 2.818.213,939

XD Văn phòng, căn hộ 178 18.050.528,700 5.399.926,360

XD hạ tầng KCN-KCX 36 1.754.096,067 558.735.597

Tổng 475 42.828.885,540 13.163.380,356

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch đầu tư

Đầu tư bất động sản chủ yếu ở các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó, các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường phát triển dự án tổ hợp thương mại, văn phòng, nhà ở. Đầu tư bất động sản du lịch tập trung vào các địa phương có thế mạnh du lịch: Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phú Yên,…

Hai mảng đầu tư này chiếm đến 77% tổng vốn vào bất động sản.

Hình 2.1. Vốn FDI đầu tư vào bất động sản

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đặc biệt, trong 3 năm (2006-2008) trở lại đây, đầu tư lĩnh vực bất động sản chiếm phần lớn, bằng 82% của cả giai đoạn 1988-2008.

Bảng 2.2. FDI đầu tư vào bất động sản giai đoạn từ 2006-T7/2009

Đvt: triệu USD

Stt Số liệu Năm 2006

(ước tính) Năm 2007 Năm 2008 7

th/2009

1 Tổng vốn đầu tư FDI 10.200 20.325 60.271 10.118

2 Tổng vốn đầu tư FDI trong

lĩnh vực bất động sản 6.000 8.672 24.105 6.864

3 Tỷ lệ vốn đầu tư FDI trong

lĩnh vực bất động sản 60% 43% 40% 68%

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Như vậy, có thể nói rằng, lĩnh vực kinh doanh bất động sản là nhân tố quan trọng nhất góp phần tăng nhanh FDI vào nước ta. Mặt dù vốn đầu tư vào bất động sản được đánh giá là không mang lại nhiều giá trị gia tăng và năng lực sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế, nhưng số liệu trên đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bất động sản trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng thương mại TP. Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)