các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
- Thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm các cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản.
- Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước này có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản.
3.3. Các giải pháp kiểm soát rủi ro của Ngân hàng Nhà nước
3.3.1. Tăng cường công tác quản lý, giám sát cho vay kinh doanh bất động sản: sản:
Đối với kinh doanh bất động sản, nếu Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt quá sẽ làm thị trường đóng băng, nhiều nhà đầu tư thua lỗ, mất khả năng chi trả, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các khoản cho vay bất động sản nên Ngân hàng nhà nước cần có các biện pháp đặc biệt nhằm kiểm soát một các thích hợp. Một số biện pháp được đề xuất là:
- Biện pháp truyền thống mà Ngân hàng nhà nước cần tăng cuờng là thắt chặt hệ thống theo dõi, thanh tra, giám sát, quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại, xử lý nhanh chóng các dấu hiệu rủi ro...
- Trích lập hệ số rủi ro với cho vay trong lĩnh vực bất động sản tuỳ theo đặc điểm của từng loại dự án, từng loại tài sản đảm bảo, hoặc quy định tỷ lệ dư nợ bất động sản tối đa trên tổng dư nợ. Với biện pháp này, các Ngân hàng thương mại được tự do kinh doanh trong giới hạn rủi ro cho phép.
- Tăng cường quản lý các khoản trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng, nhất là các khoản cho vay kinh doanh đầu tư bất động sản nhằm tạo điều kiện hình thành các quỹ dự phòng cho hoạt động tín dụng một cách tập trung và kịp thời.
- Về cơ chế tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần tập trung ban hành hệ thống văn bản mang tính chất khung pháp lý chung tổng hợp tất cả các quy định về loại hình hoạt động tín dụng. Không nên quy định quá chi tiết thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các Tổ chức tín dụng để hạn chế việc can thiệp sâu không phù hợp với cơ chế thị trường và tạo chủ động cho các Tổ chức tín dụng trong kinh doanh tín dụng.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước phải là cơ sở, định hướng cho các Tổ chức tín dụng xác định mục tiêu, mức độ, cơ cấu huy động nguồn vốn cũng như đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Trong điều hành chính sách tín dụng, cần nghiên cứu tiến tới tách bạch chức năng cơ quan chủ quản với chức năng giám sát, kiểm tra đảm bảo an toàn tín dụng và an toàn hệ thống của Ngân hàng Nhà nước. Tiếp tục ban hành các văn bản quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nghiệp vụ tín dụng bất động sản như quy định về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đăng ký giao dịch bảo đảm (nhất là tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai)....
- Sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý như lãi suất, hạn mức, tín dụng liên ngân hàng, thông tin tín dụng, xử phạt tài chính... để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đúng hướng, an toàn và hiệu quả, từ đó tác động nhằm mở rộng hay thắt chặt tín dụng nhằm mục tiêu của chính sách tiền tệ. Xác định rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng theo luật để các Tổ chức tín dụng thực hiện.