Hiệu chỉnh mô hình, giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 51 - 53)

6. Phương pháp nghiên cứ u

3.4. Hiệu chỉnh mô hình, giả thuyết nghiên cứu

Theo kết quả phân tích nhân tố EFA, các biến thuộc thành phần Động viên, khuyến khích tiếp viên, thành phần Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến đã tách khỏi thành phần cũ, gộp chung với các biến nghiên cứu khác hình thành nên thành phần mới. Như vậy về lý thuyết, hai thành phần nghiên cứu trên có sự tách biệt, tuy nhiên trong thực tiễn với nhóm khảo sát cho thấy các biến nghiên cứu này có sự hòa trộn, đan xen với các thành phần khác. Trên cơ sở này, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại theo các thành phần mới cho phù hợp:

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh

Đồng thời, các giả thuyết nghiên cứu cũng được điều chỉnh theo các thành phần mới:

H'1. Môi trường làm việc của tiếp viên được đánh giá cao hay thấp thì sự hài

lòng trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

H'2. Công tác huấn luyện đào tạo được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng

trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

H'3. Việc định hướng nghề nghiệp và trả công lao động được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

H'4. Hệ thống tuyển dụng lao động được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

H'5. Công tác đánh giá tiếp viên được đánh giá cao hay thấp thì sự hài lòng

trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

H'6. Công tác xác định công việc và điều kiện thăng tiến được đánh giá cao

hay thấp thì sự hài lòng trong công việc của tiếp viên cũng tăng hay giảm theo.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)