Tóm tắt Chươn g3

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 67 - 68)

6. Phương pháp nghiên cứ u

3.8.Tóm tắt Chươn g3

Qua nghiên cứu thực tế, bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy 8 thành phần nghiên cứu của thang đo QTNNL được gộp thành 6 thành phần gồm Môi trường làm việc của tiếp viên; Huấn luyện đào tạo; Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động; Tuyển dụng lao động; Đánh giá tiếp viên; Xác định công việc và điều kiện thăng tiến.

Với các dữ liệu nghiên cứu được phân tích cho thấy, theo nhận định của tiếp viên, các thành phần này có quan hệ tuyến tính với sự hài lòng trong công việc của tiếp viên. Trong đó, thành phần Môi trường làm việc của tiếp viên, Định hướng nghề nghiệp và trả công lao động, Tuyển dụng lao động có mối tương quan đủ

mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình phân tích. Giả thuyết H’1, H’3, H’4 được chấp nhận và giả thuyết H’2, H’5, H’6 không được chấp nhận.

Với kết quả này, nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá và đề ra những biện pháp nhằm tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phần này trình bày những vấn đề tổng quát liên quan đến kết quả nghiên cứu, những giải pháp thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Đoàn tiếp viên trên cơ sở các kết quả khảo sát và phân tích đã được trình bày ở Chương 3 nhằm khắc phục những tồn tại, những vấn đề chưa phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân lực, góp phần nâng cao sự hài lòng trong công việc của tiếp viên Vietnam Airlines; những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu khác để

giải quyết tiếp những phát sinh trong thực tiễn quản lý.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 67 - 68)