Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 69 - 70)

Kết quả nghiên cứu mô hình đo lường cho thấy, sau khi bổ sung và hiệu chỉnh các thang đo đều đạt được mức độ tin cậy và giá trị cho phép.

Theo kết quả nghiên cứu này, có bằng chứng cho thấy 08 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được gộp thành 06 thành phần; các biến thuộc thành phần Động viên, khuyến khích tiếp viên; Hoạch định nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến đã phân hóa và ghép chung vào các thành phần khác. Thành phần Quản lý và thu hút tiếp viên vào các hoạt động và biến dv1, dv3, dv4, ttien2, ttien3 được gộp chung tạo nên thành phần mới là Môi trường làm việc của tiếp viên; Thành phần Xác định công việc được bổ sung thêm 02 biến ttien4, ttien5, đổi tên thành Xác định công việc và điều kiện thăng tiến; Thành phần Trả công lao động được bổ

sung thêm biến dv2, ttien1, đổi tên thành Định hướng nghề nghiệp và trả công lao

động. Như vậy, trên lý thuyết Động viên, khuyến khích tiếp viên; Hoạch định nghề

nghiệp và cơ hội thăng tiến là 02 thành phần riêng nhưng về mặt thực tiễn thì chúng

được gộp chung trong các thành phần khác.

Trong phạm vi nghiên cứu này, qua kết quả phân tích dữ liệu có bằng chứng cho thấy thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tại Đoàn tiếp viên bao gồm 06 thành phần; theo nhận định của tiếp viên, cho thấy thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có tác động đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên.

Các kết quả trên có ý nghĩa:

- Về phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu này góp phần vào hệ thống đo lường hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho tiếp viên hàng không Việt Nam. Đối với Đoàn tiếp viên, về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực với sự hài lòng trong công việc của tiếp viên; từđó xây dựng các biện pháp phù hợp trong quá trình quản lý, điều hành đơn vị nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không khác tại Việt Nam: các nhà nghiên cứu có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang

đo lường này để tiếp tục nghiên cứu đánh giá Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên trong hãng.

- Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm tài liệu tham khảo về lĩnh vực nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự hài lòng trong công việc của tiếp viên hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)