Mối quan hệ giữa tăngtrưởng GDP và công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Giữa tăng trưởng GDP và công bằng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tăng trưởng GDP là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội, đến lượt nó thực hành công bằng xã hội lại tạo điều kiện cho tăng trưởng GDP. Đây là một trong những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, giải quyết mối quan hệ này có thểđược thực hiện trước tiên thông qua quá trình phân phối và tái phân phối thu nhập.

Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất: sản xuất, phân phối, trao

đổi và tiêu dùng. Bốn khâu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong đó sản xuất và tiêu dùng đóng vai trò quyết định, phân phối và trao đổi là những khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng, song nó có thể gián tiếp hay trực tiếp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phân phối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn luôn nhớ:

không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên

[8, tr 187]. Câu nói nổi tiếng, rất sâu sắc này trong bối cảnh thời kỳ đầu lập nước khi còn vô vàn khó khăn thiếu thốn đã phác họa nên nguyên tắc công bằng trong phân phối dưới chếđộ XHCN.

Phân phối phải đảm bảo công bằng có nghĩa là sự thụ hưởng thành quả từ sản xuất của mỗi cá nhân phải dựa trên nguyên tắc làm nhiều-hưởng nhiều, làm ít-hưởng ít, không làm-không hưởng, hoặc gây thiệt hại-phải bồi thường. Mặt khác, công bằng trong phân phối ở đây cũng có nghĩa là sự đối xử có phần khác đối với những người kém may mắn như: người có khiếm khuyết bẩm sinh; người có các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khó khăn đặc biệt (do khả năng và kĩ năng lao động hạn chế, cường độ làm việc thấp; nghề nghiệp giản đơn, thiếu cơ hội giáo dục đào tạo, hoặc gánh chịu rủi ro). Hồ Chí Minh nói: “Chủ nghĩa xã hội là công bằng, hợp lý: làm

nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người

già yếu hoặc tàn tật sẽđược Nhà nước giúp đỡ chăm nom” [ 7; tr 40].

Khẳng định tầm quan trọng mục tiêu xã hội mà chúng ta hướng tới, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng CSVN đã từng bước bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh thành nội dung được chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng: “Thực hiện chếđộ phân phối

chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn

cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”.

Liên quan đến vấn đề phân phối còn là mối quan hệ giữa công bằng với bình

đẳng. Sự bất bình đẳng là nguyên nhân của sự bất công bằng, rồi đến lượt công bằng xã hội không được thực hiện sẽđẫn đến bất bình đẳng xã hội ở mức cao hơn, sâu sắc hơn. Liệu tăng trưởng kinh tế có làm giảm đi mức độ bất bình đẳng trong xã hội không? Thực tế cho thấy bất bình đẳng là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân của bất bình đẳng là do xã hội có những nhiệm vụ khác cấp thiết hơn là làm giảm đi sự bất bình đẳng trong xã hội. Bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là tác nhân thúc đẩy tăng năng suất của mỗi cá nhân bởi vì nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải. Những đặc điểm về kinh tế, chính trị và thị trường lao

động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải. Tăng trưởng GDP thuần túy không luôn có nghĩa là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư trong xã hội để dẫn đến nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xét trên nhiều phương diện khác nhau, tăng trưởng GDP trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào đều không thể làm giảm mức độ chênh lệch giàu nghèo tuyệt đối về kinh tế

và điều này tất yếu dẫn tới tình trạng gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Công bằng xã hội không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà còn là công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hoá,... Kết hợp tốt tăng trưởng GDP với công bằng xã hội chính là việc thực hiện phân phối bình đẳng, tạo cơ hội phát triển cho mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)