Để trở thành một xã hội phồn vinh, cần phải có là sức mạnh kinh tế và năng lực sáng tạo công nghệ. Song cả hai yếu tố này chỉ là điều kiện cần chưa đảm bảo mang lại sự tiến bộ thực sự và giải quyết được những vấn đề của phát triển xã hội mà điều đủ ở đây là yếu tố văn hóa như Ederico Mayor (nguyên Tổng Giám đốc UNESCO) đã từng nói: “Từ nhận thức vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển, chúng ta cần vượt lên
những cách tiếp cận kinh tế học thuần túy và tìm ra hàng trăm phương thức có thể
được để tính công nghiệp và tính sáng tạo gắn bó, móc nối với nhau và để kinh tế có khả năng bắt rễ trong văn hóa” [19].
Mặc dù việc học tập giúp cho con người nâng cao trình độ học vấn, nhưng chưa hẳn người có trình độ học vấn càng cao là người có văn hóa. Vì vậy sứ mạng thực sự
ý nghĩa đó, qua 25 năm thực hiện chính sách Đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 khởi xướng, Việt Nam đã có những đổi mới quan trọng về nhận thức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, về mối liên hệ nội tại của phát triển văn hóa trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nhưng bức tranh thực trạng phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay rất phức tạp, chứa đựng nhiều nét tính cách khác biệt và mâu thuẫn sâu sắc.
Sự chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam cùng xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã làm cho các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa ngày càng phong phú và sôi
động. Bên cạnh những mặt tích cực, thì những yếu tố phản văn hóa làm cho xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể như sự thâm nhập ồ ạt và xuất hiện tràn lan của các loại văn hóa phẩm độc hại (sản phẩm kích dục, bạo lực, …), của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của kinh tế thị trường đã tác động ảnh hưởng xấu, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống.
Tác động xấu của tăng trưởng kinh tế đến văn hóa ngày càng bộc lộ ra: như tỉ lệ
các loại hình tội phạm gia tăng; nạn tham nhũng tràn lan; thói quen hưởng thụ vật chất phổ biến; phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội sâu sắc; ma tuý và mại dâm phát triển… Ở trong từng lĩnh vực xã hội, cái xấu đang bùng nổ, văn hóa cộng đồng đang xuống cấp trầm trọng: y đức xuống cấp; gia đình đảo lộn; trẻ em bị hành hạ độc ác; thầy giáo mua trinh, cưỡng hiếp, làm tiền học trò; thương mại hóa lễ hội và buôn thần bán thánh phổ biến khắp nơi… Văn hóa người dân thường đã vậy, còn đối với học sinh sinh viên (những người được cho là thành phần ưu tú của xã hội, những chủ nhân của tương lai) ngày càng kém đi: trò đánh thầy; học sinh đánh giết lẫn nhau; bỏ học,
đua đòi và nổi loạn,... Hiện tượng này đôi lúc trở thành trào lưu, có thể là hệ quả của mở cửa, hội nhập kinh tế khiến cho người người, nhà nhà lao vào kiếm tiền với bất cứ
giá nào, rồi hưởng thụ gấp gáp bỏ rơi hoặc lơ là con cái không người dạy dỗ, kèm cặp. Sự không tương thích giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa cũng biểu hiện ở những mâu thuẫn nội tại giữa kế thừa và giao lưu, truyền thống và hiện đại, bảo tồn và phát huy, giữ gìn bản sắc và hội nhập quốc tế trước sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa bên ngoài. Nhiều tầng lớp xã hội, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ về bản sắc văn hóa dân tộc của mình nên dễ dãi tiếp thu văn hóa bên
ngoài không có sự chọn lọc, có xu hướng sính ngoại, thờ ơ với những sinh hoạt văn hóa dân gian, coi nhẹ trang phục, kiến trúc và những giá trị tinh thần truyền thống,.... Chẳng hạn như tiếng Việt, trong bối cảnh hiện nay, đang phổ biến thứ tiếng Việt bị lai căng, biến dạng trong ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ, của các cộng đồng mạng, của sáng tác âm nhạc và nghệ thuật.
Đối mặt với cơ chế kinh tế thị trường, đô thị hóa và công nghiệp hóa, nếp văn hóa truyền thống không chỉ của người dân thành thị mà còn ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam đứng trước thách thức rất lớn. Vùng nông thôn đã biến động, môi trường sống thay đổi không ngừng và con người nông thôn cũng biến đổi sâu sắc trong môi trường đó. Nhiều người nông dân bỗng chốc trở thành thị dân, chân đất đi xe máy, sáng ra đồng chiều hát karaoke. Nhà ống mặt phố làng mọc lên nhiều cùng với áo mỏng, áo hai dây lượn khắp đường làng tụ họp bên các tiệm game, tiệm chát,...
Riêng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thực tế còn nhiều hạn chế hơn nữa. Các hủ tục mê tín dị đoan như thầy cúng, thầy bói vẫn còn lén lút hoạt động. Trong khi đó sinh hoạt văn hóa mang đậm các sắc tộc bản địa đang bị lấn át, mai một và ngày càng bị suy giảm. Các hoạt động văn nghệ, sinh hoạt văn hóa dân gian trước đây diễn ra thường xuyên ở các buôn làng thì giờđây càng trở nên thưa thớt dần.