Về công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

“Công bằng xã hội” không chỉ là giới hạn ở công bằng về kinh tế mà còn là công bằng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và an sinh xã hội… Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song, vì hoàn cảnh cụ thể của mỗi người khác nhau, cho nên việc tạo điều kiện cho mọi người, nhất là những người trong hoàn cảnh khó khăn, đều có cơ hội tiếp cận công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, việc làm, thông tin,… mang tính an sinh xã hội luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam.

Qua 25 năm đổi mới, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy giảm và phát triển tương đối toàn

diện. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Kết quảđạt được về phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề công bằng xã hội theo hướng công bằng về

cơ hội phát triển cho mọi người dân thì dường như thực trạng chất lượng cuộc sống ở

Việt Nam lại cho thấy nhiều điều đáng bàn. Bởi vì, sự khác biệt về cơ hội trong cuộc sống giữa các cá nhân, các nhóm chủng tộc, giới tính và các nhóm xã hội khác nhau là những bất bình đẳng xã hội rất cơ bản. Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế

là bảo đảm cho sức khoẻ mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ, quan tâm chăm sóc sức khoẻ những người có công với nước; những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là tạo điều kiện để ai cũng được học hành; người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ có cơ hội học tập; phát triển các trường phổ thông nội trú dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với những học sinh có năng khiếu nhưng hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở bậc cao.

Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh trong 25 năm qua song tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo cũng ngày càng nghiêm trọng. Theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010 ở Việt Nam, 20% dân số nghèo nhất chỉ

chiếm 5,3% thu nhập và chi tiêu quốc gia trong khi đó 20% người giàu nhất chiếm 49,2% [13]. Bảng dưới đây là thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập ở Việt Nam:

Bảng 2.3: Bảng chênh lệch thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam

Đơn vị tính: 1000 VNĐ Năm Chung cả nước Nhóm Chênh lệch 5/1 1 2 3 4 5 2002 356,1 107,7 178,3 178,3 251,0 872,9 8,1 2004 448,4 141,8 240,7 240,7 347,0 1182,3 8,3 2006 636,5 184,3 318,9 318,9 458,9 1541,7 8,4 2008 995,2 275,0 477,2 477,2 699,9 2458,2 8,9 2010 1.387,2 369,3 668,5 1000,2 1490,4 3411,0 9,2

(Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, Tổng cục thống kê)

chênh lệch giàu nghèo vẫn xảy ra và tiếp tục xu hướng gia tăng. Mức sống của người dân Việt Nam tuy đã được cải thiện nhiều, song mức chênh lệch giàu nghèo không giảm mà còn tăng từ 8.1 lần năm 2002 lên đến 9.2 lần năm 2010 là rất cao, đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo nhanh gắn liền với phân tầng xã hội và bất bình đẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bức xúc xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều vùng nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu cả những nhu cầu thiết yếu như: lương thực, nước sinh hoạt, và các dịch vụ công tối thiểu. Khu vực có tỉ lệ bất bình đẳng thấp, gồm có Đồng bằng sông Hồng, một số

vùng đồng bằng phía Đông bắc, một số huyện ven biển thuộc Duyên hải Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung bộ. Mức độ bất bình đẳng về

chi tiêu lớn nhất ở các khu vực đô thị lớn, đặc biệt ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền núi bao gồm cảĐông bắc, Tây bắc và Tây Nguyên.

Trong một báo cáo về Việt Nam trước Ủy ban về Quyền con người của LHQ gần

đây, Bà Magdalena Sepúlveda (chuyên gia độc lập của LHQ) đã nói: “Trong chuyến đi của tôi, tôi đã chứng kiến sự cách biệt rất lớn giữa các vùng miền, cũng như giữa khu vực nông thôn và thành phố. Sự bất bình đẳng về thu nhập, cơ hội có việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và khả năng được tiếp cận tới các dịch vụ của Chính phủ thể

hiện rất rõ ràng ở các nhóm dân tộc” [65]. Báo cáo cũng chỉ ra, vào năm 2008, ít nhất có 23 triệu người vẫn còn sống trong tình trạng nghèo cùng cực, và các nhóm dân tộc thiểu số chiếm khoảng 56% trong tổng số này [20, tr 7]. Phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết tật và dân nhập cư là những nhóm người đặc biệt dễ bị tổn thương do nghèo tại Việt Nam. Sự bất bình đẳng về cơ hội giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng miền, và giữa các nhóm dân tộc đã thể hiện thực trạng bất bình đẳng xã hội của Việt Nam.

Việt Nam hiện nay còn diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa. Tức là, sự bất bình đẳng giữa người Kinh/Hoa và dân tộc thiểu số là ngày càng lớn hơn sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị. Đó chính là sự bất bình đẳng tiếp tục ở mức sâu sắc hơn giữa nông thôn và đô thị trước đây. Đây chính là sự phân hóa vùng/khu vực đang diễn ra tiếp tục và nối tiếp với nhau từ năm 1993 đến năm 2006 và ngày càng sâu sắc thêm. Tức là, vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai

gần (hiện nay đang bắt đầu thể hiện rõ) là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số.

Ô nhiễm là tác động ngoại ứng tiêu cực làm cho người nghèo càng nghèo hơn, trong khi đối tượng gây ô nhiễm không bị bắt buộc chi trả cho việc bảo vệ môi trường. Ô nhiễm là một thủ phạm góp phần tăng tỷ lệ đói nghèo khi tiêu hao khả năng lao

động của nhiều lao động chính trong gia đình hoặc trực tiếp là nguyên nhân làm chết cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân. Những vụ việc ô nhiễm gây tổn thất lớn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhân dân và những địa danh có số người chết, đau

ốm vì ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều trong cả nước.

Theo UNDP nhận định, người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%. Sựđầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Các chính sách xã hội chưa

đem lại kết quả như mong đợi khiến các hộ nghèo chịu thiệt nhiều hơn.

Chênh lệch giàu - nghèo của nước ta cũng ẩn chứa những yếu tố bất cập về phía những người giàu. Hội thảo ngày 8/12/2006 “Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm, các giai tầng xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” cảnh báo: “trong nhóm 20% hộ có thu nhập cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều

những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp”.

Những khoản thu nhập bất chính có thể có được do buôn lậu, buôn hàng cấm, gian lận thương mại trốn thuế, do tham nhũng, ăn cắp bản quyền, kinh doanh chụp giật,... Những khoản thu nhập bất chính này làm cho nhóm giàu ngày càng giàu lên nhanh chóng và làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, làm cho những người nghèo càng trở nên nghèo hơn.

Tăng trưởng quá nóng thường dẫn đến tăng nhanh khoảng cách giàu - nghèo, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng kinh tế cũng có nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, thiếu sự quan tâm đến người nghèo và các nhóm người dễ tổn thương, từđó đẩy mạnh xu thế làm giàu bất chính của một số cá nhân và dẫn đến nguy cơ khủng hoảng xã hội.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)