Về xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Thành tựu xóa đói, giảm nghèo trong thời gian qua là chưa vững chắc, số hộ cận nghèo còn chiếm tỉ lệ lớn và nguy cơ tái nghèo rất cao. Các chính sách, chương trình trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo chưa đạt hiệu quả cao. Một bộ phận lớn hộ nghèo có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tồn tại tình trạng nhiều hộ nghèo đã thoát ra khỏi diện nghèo song vẫn không muốn ra khỏi chương trình vì muốn hưởng các quyền lợi, chính sách dành cho người nghèo, hộ nghèo.

Điều đáng lo ngại nhất là một số yếu tố tác động đến nhóm nghèo làm cho nghèo hơn chưa được nhận diện, ngăn ngừa thỏa đáng. Trong những yếu tốấy, nổi bật lên là

ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và gánh nặng cá nhân trong chi trả dịch vụ y tế, giáo dục. Tác động của ô nhiễm môi trường từ các ngành công nghiệp và hóa chất bảo vệ nông nghiệp là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe người dân nói chung, và đặc biệt nguy hiểm đối với nông dân sống gần các khu công nghiệp. Người nghèo ngày càng trở nên khốn khó khi nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường không được chú trọng. Lạm phát không được kiểm soát và chuẩn nghèo mới (Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010(*) tính theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 là 400 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị) cũng đã khiến cho tỉ lệ hộ nghèo tăng lên. Bảng sau đây cho thấy rõ hơn xu hướng này.

Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo thành thị nông thôn giai đoạn 2004-2010

(Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, TCTK)

Theo điều tra vềđói nghèo của Tổng cục Thống kê 2010, tỷ lệ nghèo nói chung, bao gồm nghèo về thực phẩm và phi lương thực thực phẩm năm của cả nước là 14,2%,

tăng rất nhiều so với mức tính của chuẩn nghèo cũ. Riêng ở vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ nghèo trên dưới 24%, tức cứ 4 người dân thì có một người nghèo; vùng Tây Bắc Bộ tỷ lệ nghèo lên tới 40,%, theo đó cứ hơn 2 người dân thì có một người nghèo.

Như vậy, khi mở rộng chuẩn nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo đã tăng khá nhanh, từ

10,7% lên 14,2%, tức tăng gần 50%. Điều này cho thấy, ngoài bộ phận dân cư nghèo, còn có một bộ phận dân cư khác thu nhập không cao hơn nhiều so với những hộ

nghèo. Đây là những hộ dễ bị tổn thương, sẵn sàng tham gia vào nhóm các hộ nghèo một khi gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống. Trên ý nghĩa đó mà xét thì kết quả

xoá đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn tương đối cao. Bên cạnh đó, mạng lưới an sinh xã hội cũng chưa bao phủ hết các đối tượng. Việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động hộ nghèo chưa đạt được kết quả như mong đợi. Nhiều người không thích học nghề, thay vào đó tìm một việc làm để kiếm tiền phục vụ

cuộc sống trước mắt. Trong nhiều trường hợp học xong nghề, con đường tìm việc và tự giải quyết việc làm còn gặp rất nhiều khó khăn.

Hệ quả này cũng phản ánh xu hướng ngày càng nhiều số lượng học sinh phổ

thông ở các vùng sâu, vùng xa bỏ học trong thời gian qua:

Báo Tuổi trẻ ngày 7/3/2008 cho biết từ tháng 9 đến tháng 12/2007 có tới 114.000 học sinh trên cả nước bỏ học. Đây là dấu hiệu bất thường và hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại. Năm học 2004 - 2005, toàn quốc có tỉ lệ học sinh lưu ban là 0,89%; bỏ học là 2,25%.

Tại Tây Bắc, tỉ lệ tương ứng là 1,32% và 5,26%. Ở Tây Nguyên, 3,18% học sinh lưu ban và 4,55% học sinh bỏ học. Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉ lệ học sinh lưu ban là 0,84% và bỏ học là 5,86%. Năm học 2005 - 2006, tỉ lệ học sinh bỏ học ở

khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là 13,94%. Các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cũng có tỉ lệ học sinh bỏ học cao, trên 11%. Từ đầu 2008 đến nay, tại 6 huyện miền núi: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long, Tây Trà và Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã có trên 4.000 học sinh các cấp bỏ học. Theo nhận định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, tình trạng học sinh bỏ học nhiều là do trường, lớp ở xa nhà, đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, hoàn cảnh gia đình nghèo túng, trẻ em phải giúp đỡ gia đình kiếm sống từ khá sớm.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)