Tác động của tăng trưởng GDP đến vấn đề xóa đói giảm nghèo vừa phức tạp vừa
đa dạng. Trong mối quan hệ chặt chẽđó, tăng trưởng kinh tế nhanh là cơ sởđể xóa đói giảm nghèo song không phải bao giờ cũng dẫn đến xóa đói giảm nghèo. Việc theo
đuổi tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với nỗ lực đạt được tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, mất cân đối giữa nông thôn và thành thị ngày càng trầm trọng. Simon Kuznets (1934) cũng chỉ rõ: “những phúc lợi của một quốc gia có thể rất ít được suy ra từ việc đo lường thu nhập của quốc gia đó” [35]. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể
không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí. Thực tế cho thấy không phải chỉ ở
Việt Nam mà trên thế giới, một số quốc gia có mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng đói nghèo.
Phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ nghèo của các quốc gia qua các thời kì, một số nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng trong điều kiện quá trình thay đổi thu nhập có đặc điểm trung tính về phân bổ thì cứ tăng một điểm phần trăm của tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người thì tỉ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo có thể giảm được tới hai phần trăm [21]. Song trong thực tế, vì bất bình đẳng có xu hướng gia tăng nên một số quốc gia có tốc độ giảm nghèo hạn chế trong khi có thành tích tăng trưởng GDP cao, còn một số quốc gia khác lại có tốc độ giảm nghèo cao trong khi tăng trưởng kinh tế tương đối thấp.