Quan điểm toàn diện

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 73 - 74)

Đây là một trong những quan điểm cơ bản quan trọng nhất để vận dụng trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nó đòi hỏi khi xem xét và lựa chọn mô hình, mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố xã hội của nó. Bởi lẽ mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển con người bền vững là đích hướng đến cuối cùng của mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế.

Trong quá trình đổi mới và tăng trưởng kinh tế, cần lựa chọn theo hướng phát triển toàn diện trên mọi mặt của nền sản xuất xã hội. Đi đôi với mục tiêu tăng trưởng nhanh, phải giải quyết vấn đề công bằng xã hội ngay từ đầu và đều nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân trên cả nước. Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệđối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phải thật sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ

vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của

nền kinh tế.

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cần phải có những giải pháp đồng bộ thúc đẩy nền kinh tế

phát triển phù hợp với điều kiện trong nước và trong bối cảnh chung của thế giới. Tăng trưởng GDP phải luôn đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị -xã hội; ổn định chính trị - xã hội là tiền đề, điều kiện

để phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam (Trang 73 - 74)