NHTM Trung Quốc.
Thứ nhất, tập trung xử lý nợ xấu. Tháng 8 1998 tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh của Trung Quốc chiếm 25,5% tổng dƣ nợ cho vay của 4 NHTM này, đến hết năm 2004 là khoảng 13-14%. Giải pháp cơ bản để xử lý nợ xấu là 4 NHTM quốc doanh đều thành lập 4 công ty quản lý tài sản. Tất cả các khoản nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh đều giao cho 4 công ty này khai thác xử lý. Tiếp đến là tiến hành bán đấu giá nợ xấu cho các ngân hàng nƣớc ngoài. Khoản nợ xấu này liên quan chủ yếu trong các khoản cho vay đầu tƣ vào bất động sản.
- 18 -
Thứ hai, yêu cầu các NHTM Nhà nƣớc tự hoạch định ra kế hoạch tăng vốn điều lệ theo thông lệ quốc tế là 8%. Construction Bank of China có phƣơng án phát hành cổ phiếu trị giá 4,8 tỷ USD để tăng vốn điều lệ, trong đó có 1 tỷ USD đƣợc phát hành trong tháng 4 2004. Số còn lại phát hành trong 6 tháng năm 2005.
Thứ ba, thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu NHTM trên thị trƣờng chứng khoán. Hiện nay, một số NHTM cổ phần cũng đang dự kiến niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thỏa thuận với HSBC, Morgan Stanley phát hành trái phiếu của ngân hàng này trên thị trƣờng toàn cầu.
Thứ tƣ, đẩy mạnh văn hóa kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với tăng lƣơng hợp lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hóa ngân hàng đƣợc thể hiện hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hóa trong kinh doanh. Các công việc đó đƣợc gắn liền với tinh giảm biên chế trong ngành ngân hàng. Chỉ riêng năm 2004, các ngân hàng Trung Quốc đã tinh giảm 45.000 ngƣời.
Thứ năm, hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bài học từ Trung Quốc đã đƣợc đánh giá cao và đáng đƣợc chú ý. Trung Quốc đã thể hiện khả năng biết khi nào cần điều chỉnh chính sách, có ý chí chính trị cao và khả năng lãnh đạo để làm đƣợc những điều cần làm một cách đúng đắn.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tƣơng đồng trong quá trình cải cách, mở cửa, hiện đại hóa đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lƣợng kinh tế, trình độ văn hóa, hệ thống luật pháp còn có những hạn chế so với các nƣớc phát triển; hai nƣớc đều vừa phải trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hƣớng kinh tế thị trƣờng mới bắt đầu; hai nƣớc đều vừa phải trải qua thời kỳ đóng cửa tƣơng đối về kinh tế, giao lƣu kinh tế đối ngoại mới thực sự bắt đầu từ ngày chuyển sang cải cách mở cửa, chƣa nhiều kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế về kinh tế… do vậy , những kinh
- 19 -
nghiệm của Trung Quốc rất có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng này đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực canh tranh của các NHTM. Qua khảo sát kinh nghiệm của Trung quốc trong lĩnh vực ngân hàng, đề tài đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo tốt cho các NHTM Việt Nam.
Đây là cơ sở để phân tích năng lực cạh tranh của BIDV trong Chƣơng tiếp theo. Qua phần trình bày của Chƣơng 1, ta nhận thấy để có những giải pháp khả thi và hữu hiệu về năng lực cạnh tranh một NHTM thì trƣớc hết phải xác định các yếu tố nội tại mà NHTM đó đang vận hành, kế đến là phân tích với những nội dung sau:
- Đánh giá các yếu tố nội lực để thấy đƣợc các điểm mạnh, yếu của NHTM, qua đó nhận định về lợi thế canh tranh cũng nhƣ những yếu kém cần khắc phục.
- Đánh giá những tác động của yếu tố bên ngoài, của đối thủ trong ngành để nhìn rõ thuận lợi, khó khăn của môi trƣờng cạnh tranh.
Trên những cơ sở đó xác định vị thế của NHTM phân tích trong hệ thống NHTM. Đây là cơ sở đề ra những giải pháp phù hợp về năng lực cạnh tranh.
- 20 -
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM